Cân nặng thai nhi 3 tháng cuối phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để bé phát triển đúng chuẩn mà mẹ không tăng cân quá nhiều.
Nội dung bài viết:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
- Bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi trong 3 tháng cuối
- Những thay đổi của cơ thể mẹ
- Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ
- Kiểm soát cân nặng của mẹ trong tam cá nguyệt cuối cùng.
Cân nặng và chiều cao của thai nhi phụ thuộc các yếu tố nào?
- Chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thì thai nhi sẽ bị thiếu chất, nhẹ cân
- Vóc dáng của mẹ trước khi mang bầu
- Mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì bé sinh ra có khả năng bị thiếu cân và ngược lại
- Phụ thuộc vào độ tuổi của người mẹ khi mang thai
- Yếu tố di truyền
- Nếu mẹ mắc phải các bệnh lý như: thừa cân, béo phì hay bị đái tháo đường thai kỳ thì cân nặng của con cũng sẽ bị ảnh hưởng
- Những mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng bé sinh ra cũng sẽ nhẹ hơn bình thường.
Bạn có thể chưa biết:
Những dấu hiệu chuyển dạ sinh con so thường gặp nhất dành cho mẹ mang thai lần đầu
Bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối
Khi gần sinh có những mốc quan trọng mẹ phải chú ý đến cân nặng của thai nhi như cân nặng thai nhi 32 tuần, 36 tuần. Cùng theo dõi bảng cân nặng chuẩn sau đây nhé:
|
Tuần thai |
Cân nặng |
Chiều dài |
Tuần thứ 28 |
1005g |
37.6cm |
Tuần thứ 29 |
1153g |
38.6cm |
Tuần thứ 30 |
1319g |
39.9cm |
Tuần thứ 31 |
1502g |
41.1cm |
Tuần thứ 32 |
1702g |
42.4cm |
Tuần thứ 33 |
1918g |
43.7cm |
Tuần thứ 34 |
2146g |
45cm |
Tuần thứ 35 |
2383g |
46.2cm |
Tuần thứ 36 |
2622g |
47.4cm |
|
Tuần thứ 37 |
2859g |
48.6cm |
Tuần thứ 38 |
3083g |
49.8cm |
Tuần thứ 39 |
3288g |
50.7cm |
Tuần thứ 40 |
3462g |
51.2cm |
3 tháng cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu kg? Dựa vào bảng trên mẹ có thể thấy cân nặng của bé có sự tăng trưởng vượt trội ở tam cá nguyệt cuối cùng này. Từ khi bắt đầu bước vào tháng thứ 3 đến khi trong 40 tuần tuổi, trung bình bé có thể tăng đến 2,5kg cân nặng, chiều cao tuy có tăng chậm hơn nhưng cũng ở mức 13-15cm trong 3 tháng này.
Có 1 điều quan trọng mẹ nên nhớ là do nhiều yếu tố đã nói ở trên mà cân nặng và chiều dài của các bé ở cùng 1 mốc tháng tuổi sẽ khác nhau đôi chút. Do đó nếu cân nặng của bé cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn chung thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa chứ chưa nên vội vàng kết luận bé bị thừa cân hay nhẹ cân.
Thai thừa cân
1 thai nhi gặp tình trạng thừa cân, quá to sẽ khiến việc sinh nở trở nên khó khăn hơn nhiều, làm tổn thương bộ phận sinh sản của mẹ và thậm chí có thể gây vỡ tử cung trong chuyển dạ.
Trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ gặp phải nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn trẻ có cân nặng trong chuẩn.
Thai nhi nhẹ cân
Tình trạng thai nhi bị nhẹ cân kéo dài làm sức đề kháng của bé kém, trẻ dễ mắc các bệnh khác như viêm phổi, hạ đường huyết… và phải đối mặt với nguy cơ yếu kém về mặt trí tuệ và vận động về sau.
Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tam cá nguyệt cuối cùng
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết, bước sang tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi đã hoàn thiện hệ thống cơ quan trong cơ thể và bước vào giai đoạn phát triển khối cơ thể. Mẹ bầu cũng trải qua nhiều thay đổi, điển hình là:
- Áp lực tĩnh mạch ở 2 chân tăng lên, quá trình lưu thông máu bị chậm lại
- Vùng xương chậu, lưng luôn có cảm giác đau nhức
- Mẹ bị phù nề, ngứa, tê tay chân
- Cảm giác hụt hơi, khó thở
- Mẹ thường xuyên mất ngủ và khó ngủ hơn
- Các triệu chứng táo bón cũng nặng nề hơn
- Những vết rạn sẽ xuất hiện nhiều ở giai đoạn này.
Đây là giai đoạn mẹ cần tăng cường chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho giai đoạn nước rút của bé yêu trước khi chào đời.
Bạn có thể chưa biết:
Những dấu hiệu chuyển dạ sinh con so thường gặp nhất dành cho mẹ mang thai lần đầu
Chế độ ăn uống của mẹ mang thai 3 tháng cuối
– Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm như thịt bò để tăng hàm lượng chất sắt, vitamin B6, B12. Các chất này cần thiết cho sự phát triển thể chất và não bộ của thai nhi.
– Cung cấp những chất dinh dưỡng từ hải sản. Mỗi tuần mẹ bầu nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín. Các loại hải sản tốt cho sức khỏe bao gồm, tôm, cá nước ngọt, cua… cùng với một số loại cá tốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là bà bầu gồm các loại cá hồi, cá chép, cá trích…
Mẹ phải làm gì để trọng lượng thai nhi 3 tháng cuối tăng đúng chuẩn và khoẻ mạnh?
– Tăng cường ăn nhiều các loại rau xanh có chất xơ và hoa quả trong bữa ăn để bổ sung nguồn vitamin A và sắt. Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như: cà rốt, dưa hấu, gấc…; các loại rau quả gồm có rau dền, các loại rau có màu xanh đậm, đu đủ, táo, hồng xiêm…
– Đặc biệt, sữa chính là nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương và chiều cao của thai nhi. Do đó, các mẹ không nên bỏ qua sữa trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Ngoài các loại sữa bầu thì sữa tươi và sữa chua cũng rất tốt cho sự tăng trưởng của trọng lượng thai nhi.
Kiểm soát cân nặng phụ nữ mang thai 3 tháng cuối
Ngoài việc nắm được 3 tháng cuối thai nhi tăng bao nhiêu kg, bà bầu cũng cần biết bảng cân nặng chuẩn của phụ nữ mang thai. Theo những chỉ số này, bà bầu nên thực hiện chế độ ăn uống điều độ, đủ chất, tránh tăng cân quá nhiều/quá ít đều có thể gây ảnh hưởng không tốt cả mẹ và con.
Mẹ phải làm gì để trọng lượng thai nhi 3 tháng cuối tăng đúng chuẩn và khoẻ mạnh?
Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào chỉ số BMI – chỉ số khối cơ thể theo công thức: BMI = trọng lượng/(chiều cao)2.
Đối với các mẹ bầu có chỉ số khối cơ thể (BMI) dao động trong khoảng 18,5 – 24,9 thì nên tăng khoảng 9 – 12kg trong cả thai kì và chia theo các giai đoạn như sau:
- Thai kì đầu: 1,5 – 2kg (trong 3 tháng)
- Thai kì giữa và cuối: 1 – 2kg/tháng.
Đối với mẹ mang thai đôi, mức tăng cân có thể dao động từ 16 – 20kg.
Mẹ bầu có chỉ số cơ thể được tính trong khoảng thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg/thai kì thứ nhất và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 – 300g/tuần.
Ngược lại, đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg/thai kì đầu và khoảng 500 – 600g/mỗi tuần sau đó.
Mẹ hãy cân đối chế độ ăn uống và tập luyện để có một thai kỳ khỏe mạnh, trọng lượng thai nhi và của mẹ đều đạt chuẩn nhé.
Nguồn tham khảo: Ba tháng cuối thai kỳ nên tăng tối đa 5-6kg – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!