Đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm hay không? Mẹ bầu có phải đến bệnh viện ngay lập tức? Hay có thể đợi 1-2 ngày và sau đó khám bác sĩ?
Vì sao thai phụ lại bị đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối?
Thai phụ bị tình trạng đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối với phân lỏng có thể là do những yếu tố bên ngoài hoặc do chính thai kỳ tác động.
Có 3 nguyên nhân liên quan đến thai kỳ là:
- Những thay đổi trong nội tiết tố và cơ thể làm ảnh hưởng đến dạ dày và đường tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn và nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến sự thay đổi nhu động ruột vì cơ thể chưa thể điều chỉnh và thích nghi kịp thời.
- Uống vitamin tổng hợp trước khi sinh. Một số dễ gây táo bón và một số có thể dẫn đến phân lỏng hơn. Hãy thông báo với bác sĩ và yêu cầu một nhãn hiệu khác.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể gặp tình trạng đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối là do:
- Sự xâm nhập của vi rút và vi khuẩn
- Cúm dạ dày
- Ký sinh trùng đường ruột
- Ngộ độc thực phẩm
- Thuốc đang dùng
- Một số điều kiện khác như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac và viêm loét đại tràng.
Tình trạng đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối có phổ biến không? Hay đây là hiện tượng nên đi khám bác sĩ?
Khi gần đến ngày dự sinh, thai phụ có thể thấy rằng hiện tuợng tiêu chảy trở nên phổ biến hơn. Và mẹ hãy chuẩn bị tinh thần vì đây có thể là do cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối với phân lỏng thường xuyên có thể khiến mẹ bầu cực kỳ lo lắng. Nhưng trước hết, mẹ hãy yên tâm vì đây là hiện tượng phổ biến!
Tuy nhiên, nếu không trải qua tình trạng bị tiêu chảy thường xuyên trong tam cá nguyệt thứ ba thì cũng không phải là vấn đề to tát. Mẹ hãy nhớ rằng, cơ thể của mỗi người là khác nhau.
Việc cần làm là hãy biết cách chăm sóc bản thân để hiện tượng này không chuyển qua tình trạng nghiêm trọng hơn. Việc mất nước do đi ngoài nhiều với phân lỏng có thể dẫn đến mất nước, đặc biệt có hại trong thai kỳ. Để ngăn ngừa, hãy đảm bảo uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mất nước:
- Khô miệng
- Cảm thấy lâng lâng, chóng mặt hoặc như có thể ngất xỉu
- Đau đầu
- Đi tiểu ít thường xuyên hơn
- Nước tiểu có mùi nặng, màu vàng sẫm hoặc màu da cam
Những việc mẹ bầu nên làm khi gặp tình trạng này
Khoan nóng vội
Hầu hết các trường hợp sẽ hết sau vài ngày nếu nguyên nhân là do ngộ độc thực phẩm, nhiễm vi rút, hoặc vi khuẩn. Hãy cho cơ thể thời gian để đào thải hết những thức ăn độc hại này ra ngoài một cách tự nhiên trước khi can thiệp thuốc. Tuy nhiên, nếu lo lắng, bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ. Và nếu sau 1-2 ngày mà không khả quan hơn, đừng chần chừ mà hãy đến phòng khám y tế nhé.
Giữ nước cho cơ thể là quan trọng khi đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối
Điều quan trọng nhất trong thời gian này là phải uống đủ nước, đặc biệt là khi đang mang thai. Vì cơ thể mẹ bầu cũng bị mất chất điện giải do tiêu chảy, nên các chất lỏng khác, chẳng hạn như nước luộc gà hoặc rau và các dung dịch thay thế chất điện giải sẽ rất hữu ích để đưa vào chế độ ăn.
Hãy tránh sữa, đồ uống có đường, cà phê, trà và nước tăng lực, vì chúng có thể làm tình trạng nặng hơn.
Không dùng thuốc bừa bãi
Trong thai kỳ, thai phụ tuyệt đối không được dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, cho dù đó là loại thuốc phổ biến. Một số tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn bởi những loại thuốc này. Ngoài ra, tuỳ vào tình trạng của mỗi người (như đang mang thai) thì những loại thuốc trị bệnh bình thường lại trở nên không an toàn cho tất cả mọi người.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Tình trạng đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối với phân lỏng có thể làm cho vi khuẩn trong đại tràng dễ dàng di chuyển đến đường tiết niệu và gây nhiễm trùng. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và hậu môn sau mỗi lần đi tiêu có thể ngăn ngừa sự lây lan vi trùng sang các bộ phận khác. Hãy nhớ rằng luôn lau từ trước ra sau và thay giấy trước khi lau lại. Thai phụ cũng phải cần giữ quần lót sạch sẽ và rửa tay thường xuyên.
Những tháng cuối là giai đoạn nước rút để bé yêu phát triển và thai phụ chuẩn bị tốt nhất về sức khoẻ và tinh thần cho cuộc vượt cạn. Vì thế, hãy quan tâm sức khoẻ đúng mực và phù hợp. Trong mọi trường hợp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ đầu tiên mẹ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!