Tiêu chảy khi mang thai là hiện tượng rất phổ biến với mẹ bầu. Khi bị nhẹ thì có thể tự khỏi, chỉ cần bù nước và điện giải. Tuy nhiên, nếu bà bầu tiêu chảy nặng kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại thì không tốt. Đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Nội dung bài viết:
- Hiện tượng tiêu chảy khi mang thai
- Vì sao phụ nữ mang thai hay bị tiêu chảy
- Mẹ nên làm gì?
- Tiêu chảy có dẫn đến sảy thai?
- Khi nào cần gọi bác sĩ?
- Các thực phẩm tốt cho mẹ bị tiêu chảy
Tiêu chảy khi mang thai
Nếu bạn đi vệ sinh với phân lỏng quá ba hay nhiều lần trong ngày, khả năng cao bạn đang bị tiêu chảy. Tiêu chảy khi mang thai khá phổ biến và có thể tự khỏi khi bù nước và điện giải. Tuy nhiên, bạn bị tiêu chảy không có nghĩa là do bạn mang thai, mà có thể vì những lý do sau:
- Xâm nhập của vi rút và vi khuẩn
- Cúm dạ dày
- Ký sinh trùng đường ruột
- Ngộ độc thực phẩm
- Thuốc đang dùng
- Một số điều kiện khác như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac và viêm loét đại tràng.
Xem thêm
Bầu 8 tháng bị tiêu chảy có nguy hiểm không, mẹ bầu nên làm gì khi bị đau bụng đi ngoài?
Vì sao khi mang thai mẹ bầu hay bị tiêu chảy
Thay đổi chế độ ăn uống. Nhiều thai phụ thay đổi chế độ ăn uống đột ngột khi phát hiện mang thai. Sự thay đổi đột ngột trong lượng thức ăn của bạn gây khó chịu cho dạ dày và chưa thích ứng kịp gây ra tiêu chảy.
Nhạy cảm thực phẩm mới. Thay đổi chế độ ăn đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn vài thức ăn mới. Điều này có thể khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
Uống vitamin trước khi sinh rất tốt cho sức khỏe cũng như sức khỏe của em bé đang lớn. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, những vitamin này có thể làm đau dạ dày một chút và gây ra tiêu chảy.
Hormone thay đổi. Hormone có thể làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn chậm lại, gây nên táo bón. Nhưng nếu hormone khiến hệ thống tiêu hóa làm việc nhanh hơn, có thể làm cho tiêu chảy trở thành một vấn đề.
Mẹ bầu nên làm gì?
Giữ nước và điện giải. Khi bị tiêu chảy, cơ thể thai phụ bị mất nước và điện giải rất nhiều. Hãy uống nhiều nước lọc, nước trái cây, nước canh để bổ sung nước, điện giải và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem kỹ lại thuốc bạn đang dùng. Có thể một trong những loại thuốc bạn mới dùng gây tiêu chảy. Bạn nên để ý cơ thể hơn để biết được rõ có phải là do thuốc không.
Xem thêm
Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai?
Tránh các thực phẩm giúp nhuận trường cũng như gây nặng bụng. Tuyệt đối không nên ăn các món nhiều dầu mỡ, chất béo, chiên, xào, sữa chua. Vì những thức ăn này sẽ làm tình hình nặng thêm.
Không dùng thuốc trị tiêu chảy tuỳ tiện. Vì bạn đang có thai, nên mọi loại thuốc đứa vào cơ thể cũng phải cẩn trọng vì có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên hỏi ý kiến chuyên viên y tế hay bác sĩ trước khi uống.
Rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài. Nếu bạn khá mệt thì nên nhờ người nhà trông chừng mỗi lần đi vệ sinh, để tránh trường hợp té ngã.
Bổ sung nước và điện giải khi bị tiêu chảy rất quan trọng
Tiêu chảy khi mang thai có dẫn đến sẩy thai?
Thạc sĩ. BSCK II Phan Thị Minh Hương – Bác sĩ Nội tiêu hóa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết, phụ nữ mang thai có thể bị tiêu chảy trong thời gian từ 1-10 ngày, tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tiêu chảy do vi khuẩn tả hoặc Rota virus thì mẹ sẽ bị mất nước và suy nhược rất nhanh. Cần nhanh chóng bù nước và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
Các cơn đau bụng là 1 phần triệu chứng tiêu chảy, có thể kích thích tử cung co bóp, ảnh hưởng đến sự an toàn của em bé. Đặc biệt, khi thai phụ bị tiêu chảy, thai nhi rất dễ suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nghiêm trọng nhất là thai chết lưu trong bụng mẹ.
Về cơ bản, mẹ bầu bị tiêu chảy không phải là hiếm gặp và thường xảy ra nhiều hơn khi mẹ gần sinh. Tiêu chảy khi mang thai không làm sẩy thai, cũng như không gây hại cho mẹ và bé. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, không thuyên giảm mà còn kèm theo những dấu hiệu khác, thì mẹ và bé sẽ bị ảnh hưởng. Mẹ do mất nước và mất sức nhiều, suy kiệt có thể làm thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển. Nếu mẹ để tình trạng tiêu chảy trở nên quá nặng, khi cấp cứu phải dùng nhiều thuốc và kháng sinh, có thể làm mẹ sẩy thai.
Vì vậy, mẹ bầu nên kiểm soát thật tốt vấn đề tiêu chảy. Và đừng quá bi quan để dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Khi nào cần gọi bác sĩ
Mặc dù tiêu chảy thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng hãy thông báo cho bác sĩ nếu:
- Tình trạng tiêu chảy đang trở nên tệ thay vì đỡ hơn
- Đã kéo dài hơn một hoặc hai ngày
- Khi đi vệ sinh có thấy máu
- Kèm theo sốt và nôn mửa
- Có bất kỳ dấu hiệu mất nước
- Bị đau bụng dưới
- Triệu chứng bị co thắt
Các loại thực phẩm làm dịu hệ thống tiêu hoá cho mẹ bầu khi bị tiêu chảy
- Rau củ quả tốt cho sức khoẻ như cà rốt nấu chín.
- Thức ăn tinh bột như ngũ cốc, bánh quy và khoai tây.
- Thịt nạc.
- Cháo gạo, soup mì hay nui kèm rau.
Chế độ ăn BRAT & CRAM cũng được bác sĩ khuyên áp dụng. BRAT: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng. CRAM: ngũ cốc, gạo, nước sốt táo và sữa.
Nguồn tham khảo: Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!