Cơ thể thay đổi khi mang thai là dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển bình thường và mẹ đã sẵn sàng cho sự ra đời của bé. Vậy cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào, cùng tìm hiểu.
- Dấu hiệu cho thấy cơ thể thay đổi khi mang thai
- Tham khảo lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu
Dấu hiệu cho thấy cơ thể thay đổi khi mang thai
Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?
Thử cùng xem cơ thể mẹ bầu thay đổi dữ dội như thế nào? Có gặp những thay đổi như thế này không, các mẹ bầu vào tám nào!
Cơ thể mẹ bầu thay đổi
Cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi thế nào khi mang thai? Câu trả lời là sẽ có rất nhiều thay đổi, đến chính mình cũng sẽ sửng sốt ngạc nhiên. Chỉ có ai từng làm mẹ mới thấu hiểu điều này!
Xem thêm
Sau sinh ăn măng cụt được không, ăn thế nào để tốt cho bà đẻ và bé sơ sinh?
Thực hư thông tin mẹ sau sinh ăn cua đồng sẽ khiến con bị dị ứng
- Mẹ bầu không nhận ra chính mình! Nhiều vùng da bị thâm đi như khớp cổ tay, cổ chân, rõ nét nhất là khu vực nách, háng, đầu núm vú, thậm chí cả bộ phận sinh dục. (Đây là dấu hiệu mang tên Chadwick)
- Thay đổi của mẹ khi mang thai dễ nhận biết nhất đó là mụn nổi tưng bừng! Mụn sẽ mẩn ở lưng, hông hay mông. Mụn mọc trên những khu vực các mẹ không nghĩ tới, tất cả là do hooc-môn của mẹ đang thay đổi đấy!
- Nếu quan sát bầu ngực sẽ thấy những tia mạch máu rất rõ ở đầu núm vú. Trong thời kì mang thai, kích thước bầu ngực của mẹ sẽ tăng lên liên tục, tuy vậy có thể hai bên không cân nhau, bên đầy đặn, bên khiêm tốn hơn.
- Một trong những thay đổi khi mang thai là máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng thêm một lượng nhất định, các mạch máu sẽ giãn nở hơn, mỏng hơn mức bình thường, dễ dẫn đến tình trạng chảy máu cam.
- Tình trạng sưng phù ở bàn chân, ai ai mang bầu cũng sẽ thấy rõ, nhất là khi đứng hay ngồi lâu. Nhiều người còn bị sưng phù ở cổ tay và ngón tay.
- Lông mọc rậm rạp, thậm chí mọc nhanh và dầy đặc, hoặc sẽ mọc ở nơi thường không mọc. Mẹ bầu sẽ ngạc nhiên “Ớ! Lông từ đâu ra thế này?”
- Mẹ sẽ trở thành người phàm ăn nhất nhà, lúc nào cũng thấy đói, sẽ tự biện bạch với chồng: “Là con anh đói đấy chứ!” “Phải để con không đói 24/24”.
- Về nội tiết, mẹ bầu sẽ thấy bị ra chất nhầy màu trắng, hoặc đỏ nâu ra ở vùng kín, sẽ thấy đều hơn vào tháng cuối của thai kỳ. Mẹ cũng cần để ý màu của chất nhầy này, nếu chuyển màu khác có thể do nhiễm trùng bên trong.
- Vùng da bụng sẽ xuất hiện một vạch đen (gọi là Linea Nigra) chạy dọc từ rốn tới âm đạo, nhưng sẽ mờ đi và biến mất sau khi sinh.
- Phòng vệ sinh trở thành nơi ra vào thường xuyên nhất của Mẹ. Những lúc mẹ nghén hay dị ứng với các loại mùi, bồn vệ sinh là nơi mẹ tìm đến. Đấy là chưa kể, trong tháng cuối trước khi sinh, mẹ sẽ có nhu cầu tiểu tiện cả ngày và rất thường xuyên.
- Khi bé đã hình thành và lớn trong bầu bụng tròn căng của mẹ, bé sẽ đạp liên tục làm mẹ đau thành cơn.
- Những vết rạn nứt sẽ nhiều thêm mỗi ngày, sẽ là nỗi lo về sắc đẹp của mỗi mẹ bầu, ai sợ xấu nhớ phòng rạn nứt từ trước khi sinh nhé!
- Mẹ sẽ phải làm quen với việc đi gặp bác sỹ đều đặn, từ lúc e thẹn ngập ngừng cho tới lúc quen, không còn ngại gì nữa. “Bác sĩ muốn khám chỗ nào thì cứ chạm!”
- Mẹ bầu sẽ nóng tính nảy lửa luôn! Nhiệt độ cơ thể cứ gọi là “sùng sục”! Đi bộ chút cũng toát mồ hôi, làm cho cũng nóng, mệt, xám xịt!
- Mồ hôi sẽ ra thường xuyên, đi đâu, làm gì, tay cũng mướt mồ hôi, đi cũng lặc lè, chân cũng sũng mồ hôi!
- Mẹ bầu sẽ muốn ăn của chua, đồ lạ lạ hoặc đồ ăn mình từng nhăn mũi hẩy đi. Trong khi đồ nên ăn thì lại thấy khó nuốt, mùi gắt đến khi ăn lại chạy đi nôn gấp.
- Bụng khi đã to tướng, muốn cúi xuống chạm chân cũng vướng, không gập người được mà phải khòng khòng khuỳnh khuỳnh. Có nhặt đồ thôi cũng mệt!
- Mỗi lần tắm cũng vất vả. Bởi tắm xong, chốc chốc mồ hôi lại ra, đầu tóc lại bết bền bệt, thành ra ghét gội đầu!
- Dễ mệt, không muốn làm gì!. Mặc một áo thôi, lười thay, vì tắm cũng mệt!
- Bụng đầy hơi, khó tiêu. Có thể ợ hoặc xì bom. Các đức ông chồng cũng nên hiểu cho vợ mình nhé.
- Xuất hiện tình trạng đi tiểu không kiểm soát hoặc đái dắt. Chỉ ho hay hắt xì hay cười quá đà cũng sẽ đi tiểu lắt dắt theo. Vì thế nếu mót tiểu, mẹ bầu hãy tìm nhà vệ sinh gấp!
- Phần chân da thâm đi trông thấy, từ đùi tới háng, màu thâm lại đến rõ rệt!
- Bệnh táo bón hay trĩ sẽ hoành hành mẹ bầu! Mẹ bầu nhớ ăn rau, ăn chất xơ nhiều mặc dù cũng khó tránh tình trạng đầy bụng, đầy hơi.
- Ợ hơi hoặc trào ngược dịch vị, triệu chứng mẹ bầu sẽ thường gặp từ lúc 3 tháng đầu mang thai hoặc tình trạng muốn ợ hoặc nôn, tức ngực. Đấy là chưa kể tới, lúc trẻ lớn lên trong bụng, trọng lượng bé đè nặng càng làm mẹ bầu có triệu chứng muốn nôn hoặc ợ hơn.
Xem thêm
Bí quyết nào cho vùng kín sau sinh sớm phục hồi ngon nghẻ như xưa
Vết khâu tầng sinh môn bị lồi có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục tình trạng này?
Tham khảo lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu
- Chăm sóc bản thân nhiều hơn: Trong thời gian thai kỳ, mẹ cần lo cho sức khỏe mình nhiều hơn, tránh làm việc nặng nhọc quá sức và luyện tập thêm những bộ môn thư giãn cơ thể.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Hãy duy trì một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe thai nhi bằng cách bổ sung hoa quả, rau xanh và chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Tâm sự và thả lỏng tinh thần: Mẹ bầu nên tập cho mình một thói quen nghe nhạc cổ điển, nhẹ nhàng hay đọc sách để thả lỏng tinh thần thoải mái hơn. Đồng thời, khi có bất cứ nỗi lo lắng, sợ hãi nào, hãy tìm đến những người đáng tin cậy, quen thuộc để tâm sự và giải tỏa tâm trạng.
Quá trình cơ thể phụ nữ thay đổi khi mang thai không hề đáng sợ, mẹ hãy thực hiện theo những lời khuyên bên trên để giữ tâm trạng thoải mái nhất trong thai kỳ.
Phải nói rằng mẹ nào có bầu cũng sẽ thấu hiểu. Cơ thể thay đổi còn làm cho mẹ bầu dễ dị ứng, dễ mệt và cảm xúc lên xuống không báo trước! Vì thế các đức ông chồng và những người thân hãy luôn động viên và cảm thông cho mẹ bầu nhé. Chỉ với những lời ngọt ngào tình cảm của chồng, mẹ bầu cũng sẽ có thêm sức chịu đựng và giữ được tinh thần tới ngày “vỡ đê” !
Nguồn thông tin: https://buzzfeed.com
Các bài viết hữu ích liên quan:
Mẹ bầu uống nước dừa con sinh ra sẽ trắng thế nào?
Mẹ bầu có được uống panadol khi đau đầu không?
Khi nào mẹ có thể ngồi xổm sau sinh thường mà không bị sa tử cung?
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!