Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu có nguy hiểm không? Việc này không tốt cho cơ thể người mẹ cũng như thai nhi vì niêm mạc tử cung còn mỏng, chưa hồi phục hoàn toàn sẽ khiến thai khó bám vào tử cung để làm tổ, làm tăng nguy cơ băng huyết, sảy thai, mang thai ngoài tử cung và thai chết lưu.
Nội dung bài viết:
- Có thai lại ngay sau khi lưu thai nguy hiểm thế nào?
- Sau thai lưu bao lâu thì nên có thai lại?
- Khả năng mang thai sau thai lưu
- Dưỡng thai sau thai lưu thế nào?
Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu nguy hiểm như thế nào?
Sau khi hút thai lưu thì một số bộ phận như tử cung, cổ tử cung, buồng trứng… của chị em ít nhiều bị ảnh hưởng. Do đó, bắt buộc phải có khoảng thời gian thích hợp để các bộ phận hồi phục, tái tạo lại và thực hiện các chức năng như cũ.
Bạn có thể chưa biết:
Thai lưu mà không biết, mẹ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm
Nếu không muốn vô sinh thì mẹ phải kiêng kỵ ngay những điều dưới đây sau khi hút thai lưu
Thông thường, sau 4-8 tuần là chu kỳ kinh đã trở lại quỹ đạo, buồng trứng phóng noãn bình thường và nội tiết tố dần ổn định. Lúc này, chị em đã có thể quan hệ tình dục trở lại. Nếu quan hệ mà không dùng biện pháp tránh thai thì sẽ rất dễ mang thai.
Tuy nhiên, việc có thai lại ngay sẽ không tốt cho cơ thể mẹ cũng như thai nhi. Niêm mạc tử cung chưa hồi phục hoàn toàn khiến thai khó bám vào tử cung để làm tổ, tăng nguy cơ băng huyết, sảy thai, mang thai ngoài tử cung và thai chết lưu.
Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu cũng ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ chưa chuẩn bị tốt tâm lý. Ngoài ra chị em còn dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tính mạng.
Nếu phát hiện có thai lại ngay sau khi bị thai lưu, điều bạn cần làm là tiến hành kiểm tra sức khỏe, điều chỉnh tâm lý và thể chất thật tốt để hạn chế nguy cơ thai lưu trong lần tiếp theo.
Thai lưu bao lâu thì nên có thai lại?
Sau khi đã lấy thai lưu ra, cơ thể người mẹ cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe cả về mặt thể chất và tinh thần, tâm lý. Thai lưu càng lớn thì mẹ càng phải cần nghỉ ngơi nhiều. Vậy chính xác sau thai lưu bao lâu thì nên có thai lại?
Với trường hợp thai lưu hơn 15 tuần tuổi, mẹ cần nghỉ ngơi ít nhất 1 tháng. Khi đã cảm thấy cơ thể đủ khỏe mạnh, ổn định hơn về tâm lý và có ham muốn tình dục thì có thể quan hệ trở lại. Tuy nhiên, mẹ cần phải tránh mang thai trở lại sau ít nhất 3 tháng. Mẹ nên tránh thai bằng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.
Sau bao lâu thì nên mang thai sau khi bị thai lưu? Theo các bác sĩ, chị em nên đợi từ 3 – 6 tháng, hoặc 1 năm. Vì khi đó tử cung và các bộ phận trong cơ quan sinh sản mới phục hồi hoàn toàn và tái tạo lại như lúc đầu.
Trong thời gian chờ mang thai trở lại, 2 vợ chồng nên làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Người mẹ có thể làm thêm xét nghiệm định nhóm máu Rh, đồng thời bổ sung axit folic để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn hơn. Ngoài ra, cần chú ý chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để cơ thể sớm phục hồi. Và nên tập thể dục, điều chỉnh tinh thần vui vẻ, lạc quan hơn.
Khả năng mang thai sau thai lưu là thế nào?
Từng bị thai lưu hay sảy thai không có nghĩa là từ đó về sau mẹ sẽ luôn có nguy cơ sảy thai hay thai lưu. Các số liệu thống kê đã cho thấy:
- Khoảng 85% phụ nữ bị thai lưu 1 lần sẽ mang thai thành công trong lần tiếp theo
- 75% phụ nữ bị sảy thai hoặc lưu thai 2 -3 lần sẽ mang thai thành công ở lần tiếp theo
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ cần nhận biết dấu hiệu thai lưu 5 tuần để ngăn ngừa biến chứng có thể mất khả năng làm mẹ
Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối và cách phòng ngừa mẹ cần biết
Tuy nhiên không phải ai cũng mang thai thành công ngay trong lần tiếp theo sau khi bị lưu thai, nếu mẹ rơi vào 1 trong các trường hợp sau thì nên xin tư vấn của bác sĩ cặn kẽ hơn:
- Có tiền sử sảy thai/lưu thai nhiều hơn 1 lần
- Phụ nữ trên 35 tuổi
- Người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp…
- Phụ nữ có vấn đề về cơ quan sinh sản
- Người từng chửa trứng trước đó.
Cần dưỡng thai sau lưu như thế nào?
Nếu có bầu sau khi bị thai lưu, người mẹ cần chú ý:
Chế độ dinh dưỡng
Cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ các nhóm chất: đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng. Thực đơn hằng ngày nên hạn chế đồ cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, cần tránh các thực phẩm dễ gây co thắt tử cung như dứa, lê, đào, mận… trong 3 tháng đầu.
Thói quen sinh hoạt
Mẹ cần loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia, cafe,.. để giảm tỷ lệ thai lưu. Kết hợp các bài tập thể dục hàng ngày, tham gia những trò chơi lành mạnh và ngủ nghỉ đủ giấc.
Tinh thần vui vẻ
Tinh thần là điều vô cùng quan trọng đối với người mẹ khi mang thai trở lại. Hãy cố gắng quên đi nỗi buồn thai lưu lần trước. Các bà mẹ có thể chuyện trò cùng bạn đời, người thân, bạn bè để cảm xúc thoải mái hơn.
Khám thai định kỳ
Hãy đến gặp bác sĩ để được theo dõi và tư vấn, chăm sóc tốt nhất trong thai kỳ. Cũng như tuân thủ nghiêm ngặt những lời dặn của Bác sĩ để thai nhi và mẹ cùng an toàn trong suốt thai kỳ.
Hãy tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để mẹ và bé cùng khỏe mạnh
Như vậy, có thai lại ngay sau khi bị thai lưu chị em cần lưu ý nhiều điều. Quan trọng nhất vẫn là điều chỉnh thể chất và tinh thần, sớm vượt qua mất mát trước đó để chào đón bé yêu chào đời khỏe mạnh mẹ nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!