Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối là cử động thai giảm, không còn cảm nhận thai máy, xuất huyết âm đạo nghiêm trọng, ngực tự động tiết sữa non, bầu vú không còn căng…
Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Thai lưu là gì?
- Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối
- Nguyên nhân thai chết lưu 3 tháng cuối
- Cần làm gì khi biết thai chết lưu
- Các cách phòng ngừa thai chết lưu
- Sau thai lưu bao lâu thì có thể mang thai?
Thai lưu là gì?
Thai lưu là hiện tượng thai nhi chết trước khi được sinh ra. Khi đọc tới đây các mẹ sẽ đặt ra câu hỏi “Vậy hiện tượng thai lưu và hiện tượng sảy thai là giống hay khác nhau?”. Tuy nhiên, 2 trường hợp này hoàn toàn khác nhau, nếu em bé chết trước tuần thứ 20 của thai kỳ được gọi là sảy thai. Ngược lại, thai lưu là hiện tượng thai chết lưu trong bụng mẹ khi đã hoàn thành tuần thứ 27 của thai kỳ trở đi.
Khám phá thêm:
Thai lưu là hiện tượng thai nhi chết trong bụng trước khi sinh ra
Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối là gì?
Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối sẽ xảy ra rất rõ rệt nếu cơ thể của mẹ đột ngột xuất hiệu một số triệu chứng khác lạ. Vì đây là thời gian các sinh hiệu của bé trong bụng mẹ diễn ra mạnh mẽ nhất, nên khi có các dấu hiệu sau đây mẹ bầu nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra tình hình:
- Cử động thai giảm, không còn cảm nhận thai máy là dấu hiệu thai lưu không ra máu
- Các sinh hiệu của bé trong bụng mẹ giảm đột ngột
- Không bắt được nhịp tim của thai nhi
- Đau bụng nhẹ đến nặng
- Xuất huyết âm đạo nghiêm trọng
- Bụng căng lên đột ngột và nặng nề
- Ngực tự động tiết sữa non, bầu vú không còn căng
- Mẹ sốt cao không hạ
- Vỡ nước ối bất ngờ dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
Cần nắm rõ các dấu hiệu thai lưu để xử lý kịp thời
Các mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý về tình trạng sinh hiệu của bé khi ở những tuần cuối cùng của chu kỳ mang thai. Tuy chưa có thống kê nào cụ thể cho việc bé cử động nhiều là khỏe mạnh và còn tùy thuộc vào từng bé khác nhau, tuy nhiên ở tuần thứ 28 trở đi các hoạt động của bé trong bụng mẹ sẽ rõ rệt hơn theo từng ngày, điều đó chứng tỏ bé đang rất khỏe mạnh. Vì vậy các mẹ nên chú ý vào chuyển động của bé để nắm rõ được tình hình sức khỏe của thai nhi trong bụng để tránh rủi ro đau lòng xảy ra.
Khám phá thêm:
Một số nguyên nhân dẫn đến thai lưu
Hiện nay về nguyên nhân dẫn đến việc thai chết lưu vẫn còn là một câu hỏi khó trong ngành y. Một số trường hợp thai nhi trong bụng mẹ rất khỏe mạnh nhưng vẫn xảy ra tình trạng thai chết lưu. Các nhà khoa học tại một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã chỉ ra được một số nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu như sau:
- Do biến chứng nhau thai
- Bong nhau thai
- Thai nhi tăng trưởng kém
- Nhiễm trùng thai nhi
- Biến chứng dây rốn là nguyên nhân thai lưu 3 tháng cuối
- Dị tật bẩm sinh nhiễm sắc thể
- Các bệnh lý ở mẹ: đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp, huyết khối.
Cần làm gì khi biết thai chết lưu
Thai lưu thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ, do đó cần ưu tiên lấy thai ra càng sớm càng tốt, đồng thời kiểm tra phòng ngừa nhiễm trùng, tổn thương tử cung. Dưới đây là một số biện pháp đưa thai nhi ra ngoài mẹ có thể tham khảo.
Khám phá thêm:
Nên lấy thai nhi ra khỏi bụng mẹ ngay khi biết thai đã chết lưu
- Sinh thường: Với thai lưu các bác sĩ sẽ ưu tiên để người mẹ sinh thường, có thể can thiệp bằng thuốc hoặc các biện pháp đẩy sinh khác.
- Mổ lấy thai nhi: Trong một số trường hợp thai chết lưu nhưng kích thước lớn hoặc điều kiện sức khỏe thai phụ không cho phép thì các bác sĩ sẽ phải bắt buộc mổ để lấy thai nhi ra tránh ảnh hưởng đến tử cung của mẹ.
- Nong cổ tử cung và hút thai nhi: Nếu mẹ chọn cách này để lấy thai nhi ra ngoài thì sẽ khó xác định được nguyên nhân dẫn đến lưu thai do trong quá trình đưa thai nhi ra bằng cách hút sẽ không thể giữ thai nhi còn nguyên vẹn.
Các cách phòng ngừa thai chết lưu
Để tránh tình trạng thai lưu có thể xảy ra, mẹ bầu nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa tình trạng thai chết lưu:
- Không nên hút thuốc và các chất kích thích khác vì các thành phần trong đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi
- Không nên để tăng cân quá mức trong chu kỳ mang thai
- Chú ý đến sinh hiệu của bé trong bụng
- Cẩn thận khi sử dụng các loại thực phẩm
- Mẹ nên tránh làm việc nặng và dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi để chuẩn bị “lâm bồn”
- Nên sắp xếp lịch khám thai định kỳ để bác sĩ chuẩn đoán được tình trạng của thai nhi.
Cần an ủi, động viên sản phụ nhiều hơn để tránh suy sụp tâm lý
Sau thai lưu bao lâu thì có thể mang thai?
Thai lưu được coi là nỗi ám ảnh dai dẳng về tinh thần lẫn thể chất đối với bất kỳ người mẹ nào. Sau khi thai lưu đã lấy ra khỏi, cơ thể của mẹ nên được nghỉ ngơi một khoảng thời gian để hồi phục lại như bình thường. Thai chết lưu khi tuổi thai càng lớn thì thời gian cần nghỉ ngơi của mẹ càng nhiều.
Sau khoảng 2 tuần đến 1 tháng, lúc này sức khỏe mẹ lúc này đã ổn định và tinh thần thoải mái hơn. Khi đó, các đôi vợ chồng đã có thể quay lại quan hệ như bình thường.
Lời khuyên cho mẹ là vẫn nên sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn nhé. Thời gian thích hợp để mang thai trở lại là từ 3 – 6 tháng sau khi mất thai. Do khi đó, tử cung và những bộ phận trong cơ quan sinh sản của các chị em đã tái tạo lại như lúc đầu.
Thai chết lưu 3 tháng cuối là tình trạng rất đáng tiếc, ngoài ảnh hưởng đên sức khoẻ của người mẹ còn dẫn đến tâm sinh lý suy sụp trầm trọng vì thế gia đình nên bên cạnh động viên, an ủi để giúp họ vượt qua khó khăn. Hy vọng bài viết này giúp bạn trang bị kiến thức đầy đủ để có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh hơn!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!