Tiền sử thai lưu 1 lần sẽ không là vấn đề nếu bạn xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất để sẵn sàng mang thai lại. Hãy nghỉ ngơi thật thoải mái đồng thời thực hiện kiêng cữ đầy đủ. Bài viết dưới dưới đây sẽ giúp chị em có thêm kiến thức hữu ích sau thai lưu:
- Tiền sử thai lưu 1 lần thì nên làm gì?
- Tiền sử thai lưu 1 lần có nên có thai lại không?
- Cần chuẩn bị những gì cho lần mang thai tiếp theo sau thai lưu?
Thai lưu biểu hiện như thế nào? Thai lưu là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh, hiện tượng mất em bé sau 20 tuần mang thai. Với những trường hợp thai lưu, bác sĩ sẽ đề xuất phương án lấy thai ra sớm vì tâm lý người mẹ không muốn giữ trong mình thai nhi đã chết. Nguyên nhân có thể đến từ bố mẹ, đến từ chính thai nhi hoặc cũng có thể do yếu tố khác tác động. Với mong muốn có thai lại sau lần thai lưu lần đầu, điều quan trọng đầu tiên là mẹ cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên ăn nhiều rau và trái cây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sau đây là nội dung chi tiết cần thiết:
Tiền sử thai lưu 1 lần thì nên làm gì?
Tiền sử thai lưu 1 lần khiến thai phụ gặp nhiều tổn thương về tinh thần cũng như sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu chẳng may gặp mất mát đáng tiếc này thì bạn cần dũng cảm đối mặt và mạnh mẽ vượt qua. Để làm được điều này cần sự cố gắng rất lớn từ chính người phụ nữ và cả gia đình, nhất là người chồng. Những lời khuyên của chuyên gia cho người có tiền sử thai lưu 1 lần đó là:
Chăm sóc sức khoẻ
Tiền sử thai lưu 1 lần khiến người mẹ không khỏi hoang mang, lo sợ
Thai lưu gây ra tổn thất lớn đối với sức khoẻ người mẹ, không chỉ gây mất máu mà còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác. Do đó cần có chế độ chăm sóc sức khoẻ đặc biệt để giúp người mẹ nhanh chóng hồi phục. Cụ thể:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cách bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin, chất sắt, axit folic…
– Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ cơ thể trong trạng thái thoải mái, thư giãn nhất có thể. Ngủ sớm và đủ giấc để nhanh hồi phục sức khoẻ.
– Kiêng ăn đồ tanh, đồ cay nóng, thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, thuốc lá, đồ uống chứa cồn, chất kích thích…
– Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi hoàn toàn hồi phục. Bởi việc quan hệ tình dục sau lưu thai dễ gây tổn thương đến cổ tử cung, đồng thời cũng làm tăng khả năng mang thai trở lại.
– Kiêng làm việc nặng, quá sức và hạn chế căng thẳng, áp lực.
Bạn có thể chưa biết:
Nguyên nhân bị thai lưu nhiều lần và cách mang thai an toàn cho mẹ
Kiêng cữ sau thai lưu: “Một lần sảy bằng bảy lần sinh”
Phục hồi tinh thần
Lưu thai dễ khiến người mẹ gặp chấn thương lớn về tinh thần. Những cảm giác đau buồn, mất mát có thể theo người mẹ suốt thời gian dài. Do đó, để vượt qua những điều này thì cần sự cố gắng rất lớn từ người mẹ. Mẹ nên hướng đến những suy nghĩ và việc làm tích cực, làm những điều mình thích để bản thân thoải mái và thư giãn hơn.
Bên cạnh đó, vai trò của người chồng cũng rất quan trọng trong việc giúp vợ vượt qua nỗi đau tinh thần. Người chồng hãy thường xuyên bên cạnh, trò chuyện, động viên để vợ có cảm giác được xoa dịu, bớt buồn chán, cô đơn.
Phục hồi sức khoẻ và tinh thần cho người mẹ sau lưu thai là rất quan trọng
Tiền sử thai lưu 1 lần có nên có thai lại không?
Có tiền sử thai lưu 1 lần chắc chắn gây ra không ít tổn thất cho người mẹ. Chính vì vậy mà nhiều chị em rất e ngại việc mang thai trở lại.
Sau thai lưu bao lâu thì có thai lại? Về vấn đề này, chị em không nên quá lo lắng. Vẫn có nguy cơ lưu thai ở lần tiếp theo nhưng tỷ lệ không cao. Tốt nhất, muốn mang thai lại an toàn thì sau khi bị thai lưu, chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi, ổn định tinh thần và sức khỏe một cách hoàn toàn. Và thời gian thích hợp nhất để mang thai trở lại là từ 3 – 6 tháng sau khi lấy thai lưu. Chị em cần lưu ý điều này để có kế hoạch mang thai hợp lý và an toàn nhất.
Cần chuẩn bị những gì cho lần mang thai tiếp theo sau thai lưu?
Khám tổng quát
Khám tổng quát trước khi mang thai lại là điều quan trọng và cần thiết để xác định chắc chắn nguyên nhân gây ra thai lưu. Từ đó hạn chế nguy cơ bị thai lưu, giúp việc mang thai lần tiếp theo được an toàn hơn. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định người mẹ thực hiện các xét nghiệm bao gồm:
– Xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết;
– Siêu âm ổ bụng để kiểm tra tình trạng các bộ phận trong cơ quan sinh sản;
– Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, thận, phổi,…
– Xét nghiệm phát hiện bất đồng nhóm máu RH;
– Xét nghiệm tinh dịch đồ để xem xét chất lượng tinh trùng của người chồng nếu trên 40 tuổi.
Bạn có thể chưa biết:
Nguy cơ thai chết lưu – Những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu cần chú ý
Thai lưu liên tiếp 2 lần và cách giúp mẹ vượt qua nỗi đau này
Chăm sóc sức khỏe
Sau thai lưu cần làm gì để có thai lại?
– Chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khoẻ cho lần mang theo tiếp theo.
– Bổ sung axit folic để tăng sự an toàn cho quá trình mang thai.
– Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh: ngủ sớm và ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục hàng ngày, tránh hút thuốc, uống rượu, bia, chất kích thích…
– Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm.
– Kiểm soát căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Chăm sóc sức khoẻ thật tốt để lần mang thai tiếp theo được an toàn
Tiền sử thai lưu 1 lần có thể gây ra những tổn thương về tâm lý, sức khoẻ nhưng không phải vì thế mà bạn mất niềm tin. Hãy chăm sóc thật tốt để nhanh chóng hồi phục và chuẩn bị kỹ lưỡng để lần mang thai tiếp theo được trọn vẹn bạn nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!