Tiền sử thai lưu cần chú ý điều gì để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo? Nguy cơ thai lưu sẽ diễn ra lần nữa hay không? Chị em có thể làm gì để hạn chế tỷ lệ này?
Thế nào là hiện tượng thai lưu?
Thai lưu, hay thai chết lưu, là tình trạng bào thai ngưng phát triển, không còn sự sống và lưu lại trong tử cung. Phổ biến nhất xảy ra ở ba tháng đầu thai kỳ, chiếm tầm 50%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng này. Một vài lý do thường gặp là:
- Thai nhi bị rối loạn thể nhiễm do di truyền từ bố mẹ
- Đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của thai.
- Thai phụ mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, viêm gan, suy thận, thiếu máu, huyết áp cao,…
- Bị nhiễm độc thai nghén có biến chứng tiền sản giật, rau bong non…
- Chế độ dinh dưỡng trong thời gian đầu kém, nghèo nàn
- Lao động chân tay vất vả trong thời gian 5 tuần đầu nhạy cảm của thai kỳ
- Sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, ma tuý,…
- Đã có tiền sử bị thai chết lưu
- Những sản phụ lớn tuổi
Người có tiền sử thai lưu có nguy cơ thai lưu ở lần mang thai tiếp theo không?
Mặc dù tỷ lệ thai lưu ở lần tiếp theo không phổ biến, nhưng không phải là không gặp. Có trường hợp đặc biệt thai phụ vị thai lưu liên tiếp 2 lần và khiến cho tinh thần mẹ kiệt quệ.
Nữ giới có tiền sử thai lưu cần chú ý rằng nguy cơ tình trạng này có thể diễn ra lần nữa khi:
- Tình trạng sức khỏe không tốt, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường
- Cơ thể bị béo phì
- Mang thai khi tuổi đời còn trẻ hay hơi lớn tuổi (trên 35 tuổi)
- Đã từng có tiền sử thai chết lưu trước đó
- Trải qua chấn thương hoặc căng thẳng cao trong năm trước khi sinh
- Thiếu kiến thức và không chăm sóc sức khoẻ kỹ càng trước khi sinh
- Sử dụng thuốc lá, cần sa, thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc không theo chỉ định trong thai kỳ có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba nguy cơ thai chết lưu liên tiếp
Chị em phụ nữ đã có tiền sử thai lưu cần chú ý điều gì?
Đợi ít nhất 3-6 tháng hãy mang thai lại
Các bác sĩ chuyên môn đều khuyến nghị các cặp đôi không nên vội vã mà hãy chờ đợi ít nhất 3 – 6 tháng và hãy lên kế hoạch thụ thai trở lại. Thời gian này là cần đủ để cơ thể người phụ nữ hồi phục về thể lực và tinh thần sau biến cố thai lưu lần trước.
Trong thời gian đó, cả hai hoàn toàn có thể quan hệ tình dục (sau khi đã có sự đồng ý của bác sĩ). Nhưng hãy đảm bảo áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn để tránh đậu thai ngoài mong muốn.
Thực hiện các xét nghiệm xác định nguyên nhân nếu có tiền sử thai lưu
Trước khi “thả” để mang thai trở lại, cặp đôi nên đi khám để thực hiện xét nghiệm nguyên nhân thai lưu. Từ đó, bác sĩ mới có đủ thông tin để xử lý và hỗ trợ mẹ giảm tỷ lệ nguy cơ tái diễn lần nữa.
Bác sĩ có thể chỉ định làm những xét nghiệm sau cho 2 vợ chồng:
- Rối loạn nhiễm sắc thể để phát hiện những bất thường về di truyền ở hai vợ chồng
Đối với người mẹ có tiền sử thai lưu cần thực hiện:
- Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không
- Hội chứng antiphospholipid (một trong những nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu)
- Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, thận, phổi,..
- Kiểm tra yếu tố Rh trong máu để xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con
- Xét nghiệm nội tiết tố
Nếu bố trên 40 tuổi sẽ thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ để xem xét chất lượng tinh trùng.
Đã có tiền sử thai lưu cần chú ý điều gì? Ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động thể chất
Phụ nữ có tiền sử thai lưu cần chú ý điều gì? Đó là hãy cố gắng thay thế dần những thực phẩm không lành mạnh sang những lựa chọn lành mạnh hơn. Ngoài ra, siêng năng tập thể dục thể thao để duy trì cân nặng cơ thể ở chỉ số thích hợp. Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề trong thai kỳ.
Có tiền sử thai lưu cần chú ý điều gì? Hãy rửa tay thường xuyên
Hãy nghiêm ngặt về việc giữ gìn vệ sinh tốt mọi lúc mọi nơi. Điều này bao gồm cả rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Hãy rửa tay khi:
- Trước khi chuẩn bị thức ăn
- Sau khi đi vệ sinh
- Mỗi khi ra ngoài và về nhà
- Khi đi ngoài đường và vào một địa điểm khác
- Sau khi thay tã, nếu bạn đã có con
Tuỳ thuộc vào thể trạng, tình hình sức của từng người mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên khác nhau. Do đó, phải luôn thăm khám bác sĩ là điều nữ giới có tiền sử thai lưu cần chú ý. Không nghe theo những quan niệm không có cơ sở khoa học hay nguồn thông tin không lành mạnh và chính thống.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!