Có nên nặn sữa non khi mang thai không là điều mà nhiều chị em thắc mắc. Gần đây có những thông tin chia sẻ rằng, mẹ bầu nên vắt sữa non để tích trữ dần. Theo các chuyên gia, đây là điều không nên vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.
- Sữa non là gì?
- Tại sao sữa non lại được xem là quý giá?
- Có nên nặn sữa non khi mang thai hay không?
- Mẹ bầu cần làm gì khi lượng sữa non tiết ra quá nhiều?
Sữa non được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá, cũng là loại thực phẩm đầu tiên mà trẻ tiếp xúc khi chào đời. Thành phần của sữa có chứa những kháng thể tự nhiên của người mẹ, nên mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ. Vì vậy, có nhiều mẹ bỉm muốn tích trữ nhiều sữa non hơn cho con, nên đã tiến hành vắt sữa non ngay từ thời điểm đang mang thai rồi trữ đông. Liệu điều này có nên hay không?
Sữa non là gì?
Loại sữa được tiết ra trong vòng 48 giờ sau khi sinh được gọi là sữa non. Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, sữa non còn chứa nhiều kháng thể. Nó giúp bổ sung vào cơ thể của bé để chống lại các tác nhân gây hại của môi trường.
Sữa non được tiết ra trong khoảng 48 giờ sau khi sinh
Trong những tháng thai kỳ nhất là từ tháng thứ 7 trở đi, sữa non bị rỉ ra đầu ti. Tùy vào nhiều yếu tố mà lượng sữa sẽ tiết ra nhiều hay ít. Khi bắt đầu có sữa non, đầu ti của mẹ sẽ xuất hiện những đốm trắng trông giống mụn. Phần bầu ngực có cảm giác căng cứng, ngứa ngáy và khó chịu.
Bài viết liên quan:
Tại sao sữa non lại được xem là quý giá?
Lợi ích của sữa non thật sự rất thần kỳ vì trong sữa non có chứa một số kháng thể tự nhiên của mẹ. Do đó, sữa non là dung dịch được tiết ra từ tuyến vú để cung cấp dưỡng chất và kháng thể cần thiết cho thai nhi. Với thành phần giàu protein, chất béo và carbohydrate, sữa non giúp bé đào thải phân su. Thông qua đó, cơ thể loại bỏ mật thừa, ngăn ngừa tình trạng vàng da.
Sữa non giàu chất dinh dưỡng
Với trẻ sơ sinh, sữa non là một loại vắc xin tự nhiên và an toàn. Trong sữa có nhiều kháng thể globulin A (IgA). Nó khác với loại kháng thể immunoglobulin G (IgG) mà bé được tiếp nhận qua nhau thai và luân chuyển trong hệ thống tuần hoàn.
lgA có tác dụng bảo vệ tại những khu vực dễ bị mầm bệnh bên ngoài tấn công. Điển hình như vùng màng nhầy cổ họng, dạ dày và phổi. Khoảng 6 giờ sau khi sinh, trẻ được bú sữa non giúp sức đề kháng sẽ tăng đáng kể.
Có nên nặn sữa non khi mang thai hay không?
Vậy bà bầu có nên tự vắt sữa non trước khi sinh hay không? Hiện tại có nhiều thông tin cho rằng, mẹ bầu mang thai từ tuần 36 thì nên nặn sữa non để tích trữ dần. Thậm chí, có người còn khuyên bạn nên vắt sữa non từ sớm để dự trữ trước để phòng tình huống sinh mổ cần cách ly. Liệu quan điểm này có đúng không?
Bài viết liên quan:
Chuyên gia cho biết mẹ không nên nặn sữa non
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đây là việc làm không nên. Cách này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cả mẹ và bé. Việc vắt sữa non trước khi sinh kích thích các cơn co thắt tử cung. Nó thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, sữa non nếu không được bảo quản đúng cách thì rất dễ hỏng, nhiễm khuẩn. Lúc em bé bú có nguy cơ bị viêm ruột, tiêu chảy. Nguy hiểm nhất thậm chí là hoại tử ruột.
Khi nào nên vắt sữa non? Thực tế, việc vắt sữa non để cho bé sau khi sinh bú là không cần thiết. Ngay cả sau khi bé chào đời, bác sĩ cũng khuyến khích mẹ cho bé bú trực tiếp. Chỉ những mẹ nào sinh non, bé quá yếu không thể tự bú được và được chăm sóc đặc biệt trong lồng thì mới cần áp dụng biện pháp bơm sữa. Trong trường hợp mẹ có bệnh lý liên quan đến lao phổi, viêm hô hấp… không thể cho bú trực tiếp thì cũng nên nặn sữa dự trữ.
Mẹ bầu cần làm gì khi lượng sữa non tiết ra quá nhiều?
Bên cạnh lý do dự trữ, một số thai phụ vắt sữa non vì lượng sữa tiết ra quá nhiều, chảy ướt cả áo. Để khắc phục tình trạng này, một số chị em sử dụng miếng lót thấm sữa để giảm sự ẩm ướt cũng như giữ cho bầu ngực vệ sinh. Khi dùng phương pháp này, mẹ bầu cần chú ý thay miếng lót thường xuyên. Nếu không vi khuẩn sẽ sinh sôi gây ảnh hưởng đến ti.
Vào ban đêm, bạn cũng nên dùng áo ngực chuyên dụng hoặc bông lót. Cách này giúp giữ cho bầu ngực thông thoáng. Dù là biện pháp nào, bạn cũng tuyệt đối không nên dùng tay để vắt sữa non.
Kết
Việc vắt sữa non vừa không cần thiết vừa gây nguy hiểm cho người mẹ, chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thay vì cố gắng vắt sữa non khi mang thai, các bác sĩ khuyến khích phụ nữ mang thai nên chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh đầu ti thật kỹ càng để hỗ trợ việc tiết sữa hiệu quả sau khi sinh.
Thông tin trong bài đã giúp chị em giải đáp được câu hỏi có nên nặn sữa non khi mang thai không. Bạn cần cân nhắc cẩn thẩn, tránh nghe những lời truyền miệng. Thay vào đó, mẹ bầu nên đến bác sĩ thăm khám định kỳ. Sự tư vấn từ các chuyên gia y tế sẽ giúp mẹ biết nên và không nên làm gì. Chúc các chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!