“Có nên cho trẻ học tiếng anh sớm không?” là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ Việt đau đầu suy nghĩ. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống hiện tại, nhưng liệu có tốt không nếu cho trẻ đi học bài bản từ khi còn bé?
Lợi ích của việc học ngoại ngữ
Với xu thế hội nhập, mỗi người nên biết ít nhất thêm 1 ngoại ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ là điều cần thiết. Đặc biệt, các em nhỏ có khả năng hấp thụ ngôn ngữ cực kỳ tốt. Và không thể chối cãi những lợi ích bé sẽ có được khi biết thêm một ngoại ngữ.
- Tiếp thu tự nhiên, khả năng nói, nghe chuẩn ngay từ đầu
- Giúp não bộ trẻ phát triển tốt hơn
- Hình thành khả năng lọc các thông tin, tăng khả năng tiếp thu và xử lý được lượng lớn kiến thức mới
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp và bớt e ngại khi nói chuyện
Tranh luận về vấn đề có nên cho trẻ học tiếng anh sớm
Thực chất, chủ đề này gây tranh cãi rất nhiều và hiện tại chưa có một câu trả lời đúng đắn cho câu hỏi có nên cho trẻ học tiếng anh sớm không. Tuy nhiên, đã có một cuộc nghiên cứu khá thụ vị về sự cảm thụ ngôn ngữ của trẻ.
Nghiên cứu của GS. Christine Moon và cộng sự tại ĐH Washington, Mỹ đã cho thấy: Việc trẻ có khả năng phân biệt ngôn ngữ của mẹ hay dùng và ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ 2) từ tuần thứ 30 của thai kì.
Trẻ có sự phân biệt rất rõ ràng về khác biệt về ngữ âm giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ, ngay cả người lớn học và sử dụng ngoại ngữ nhiều năm đôi lúc sẽ có 1 vài sai sót, nhưng đối với trẻ là không có sự sai sót.
Trở ngại duy nhất là đến năm 3 tuổi trẻ mới phát triển tương đối khả năng nhận thức đầy đủ và sử dụng tốt các ngữ âm. Mặc dù tất cả đều đã sẵn sàng đối với bé.
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Với trẻ em, khoảng 4-5 tuổi là độ tuổi trung bình sẽ thuần thục 1 ngôn ngữ. Bé sẽ bị tác động khi chưa thuần thục ngôn ngữ mẹ đẻ mà chuyển sang tiếp thu ngôn ngữ khác. Và một cách vô thức sẽ bị tác động giao thoa, dẫn đến nhầm lẫn lung tung giữa các ngôn ngữ. Đây là hiện tượng rối loạn ngôn ngữ.
PGS Bùi Hiền – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội có nhận định như sau:
- Với môi trường học ngoại ngữ, tức là chỉ học một vài tiết trên lớp. Còn lại vẫn giao tiếp tiếng mẹ đẻ bình thường thì từ 3 tuổi mới nên cho trẻ bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh.
- Nếu muốn trẻ giao tiếp tiếng Anh tốt như ngôn ngữ mẹ đẻ thứ 2 kiểu như ESL – English as a Second Language thì cần phải có môi trường song ngữ thực sự. Khi đó cần phương pháp học phù hợp cho mỗi độ tuổi.”
Vậy có nên cho cho trẻ học tiếng anh sớm không?
Câu hỏi này được đặt ra với hoàn cảnh là cha mẹ là người Việt, sinh con và sống tại Việt Nam. Do đó, Tiếng Anh sẽ được xem là ngôn ngữ thứ 2. Từ những quan điểm và phân tích ở trên, ta có thể thấy cha mẹ không nên cho trẻ học tiếng anh sớm. “Học” ở đây là học một cách bài bản và nghiêm túc. Và “Sớm” ở đây nghĩa là dưới 3 tuổi. Cha mẹ chỉ nên tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với tiếng Anh với mục đích vui chơi, tìm hiểu một ngôn ngữ là chính. Còn tiếng Việt vẫn luôn phải là ngôn ngữ chính.
Vậy khi nào trẻ nên học tiếng anh?
Theo các chuyên gia ngôn ngữ, 3 tuổi mới thực sự là thời điểm học ngôn ngữ thứ 2 sau khi bé đã hoàn thiện hiểu về ngôn ngữ thứ 1 (tiếng mẹ đẻ).
Khi trẻ hơn 3 tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ học tiếng anh một cách nghiêm túc. Nhưng nên lưu ý là phải cân bằng dựa trên tâm lý, sở thích và phản ứng của trẻ. Đừng đốc thúc trẻ phải “nhồi nhét” và phải nhuần nhuyễn cả tiếng Việt và tiếng Anh.
3 yếu tố quan trọng nhất trong đào tạo tiếng Anh là giáo trình, giáo viên và phương pháp học. Đây là 3 yếu tố mẹ nên để ý khi chọn trường lớp cho trẻ.
Có lẽ câu hỏi “có nên cho trẻ học tiếng anh sớm không” sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau, tuỳ theo quan điểm của từng người. Vì sự phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần, mẹ nên chú ý đến sự phát triển tâm lý của con hơn là muốn con thành thần đồng.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!