Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em như thế nào là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Vì trẻ em khỏe mạnh thông minh thường phát triển về ngôn ngữ rất nhanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ có ngôn ngữ tốt thường có trí tuệ phát triển.
Thế nào được gọi là rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em?
Trẻ gặp khó khăn khi hiểu những gì bày tỏ cho mình. Những biểu hiện khác nhau nơi những cá nhân khác nhau. Nhưng nói chung là những khó khăn hiểu ngôn ngữ thường bắt đầu ở trẻ bốn tuổi.
Một cá nhân mắc chứng rối loạn ngôn ngữ có khả năng ngôn ngữ thấp hơn đáng kể so với những người mong đợi ở độ tuổi của họ. Điều này hạn chế khả năng giao tiếp hoặc tham gia hiệu quả vào nhiều môi trường xã hội, học thuật hoặc chuyên nghiệp.
Theo thống kê, có khoảng 3 – 5% trẻ mắc chứng rối loạn trong quá trình tiếp thu. Hoặc bày tỏ ngôn ngữ hoặc mắc phải cả hai triệu chứng.
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em được chia thành hai loại
Rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ hoặc rối loạn về phát âm
Đối với trẻ bị rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ, bé sẽ có dấu hiệu chậm hiểu lời nói của mọi người. Những trẻ rối loạn về vấn đề phát âm sẽ khó bày tỏ những câu nói, suy nghĩ thông thường theo độ tuổi.
Dấu hiệu khác
trẻ phát âm vô nghĩa, nói một mình, nhại lời người khác… Nguyên nhân của những triệu chứng này thông thường do trẻ gặp một số vấn đề trong quá trình phát triển, rối loạn tâm lý.
Biểu hiện ở trẻ khi bị rối loạn ngôn ngữ
Không có chuỗi biểu hiện phổ thông nào có thể kể hết những khó khăn của rối loạn này, vì mỗi trẻ đều khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện có thể là:
- Có vẻ như không lắng nghe khi có ai nói với mình
- Không quan tâm khi có người đọc sách cho mình nghe
- Trẻ không hiểu những câu nói phức tạp
- Không làm theo được những mệnh lệnh bằng lời
- Nhắc lại chữ hay câu của người nói
- Khả năng ngôn ngữ phát triển chậm so với tuổi.
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ do được học Tiếng Anh quá sớm?
Nhiều người có suy nghĩ rằng không nên cho trẻ nhỏ học tiếng Anh khi tiếng Việt chưa thành thạo. Nếu không sẽ khiến trẻ rối loạn ngôn ngữ. Thực ra trẻ em nếu không có những biểu hiện như đã nêu ở trên, mà có thể nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau thì không có gì là lạ trong một môi trường đa văn hoá như hiện nay.
Trong khi nói, phản xạ của trẻ sẽ sử dụng từ vựng nào trẻ được tiếp xúc nhiều hơn. Chính vì vậy, trong trường hợp trẻ tiếp xúc quá nhiều tiếng Anh mà không có cơ hội thực hành và sử dụng tiếng Việt, trẻ sẽ nói tiếng Anh nhiều hơn.
Hoặc nếu trẻ chỉ xem và học tiếng Anh thụ động không có sự chỉ dẫn của người lớn và những tương tác thực tế. Thì trẻ cũng gặp khó khăn khi nói tiếng Anh và trộn lẫn các từ trẻ biết mà không hề hiểu nghĩa của từ.
Việc can thiệp và cố gắng xóa bỏ hiện tượng không những không giúp trẻ. Trái lại còn vô tình giới hạn khả năng phát triển ngôn ngữ khiến trẻ ngại giao tiếp.
Thêm nữa cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào nói rằng việc cho bé học hai ngôn ngữ thì tăng nguy cơ của việc chậm phát triển.
Ngăn ngừa rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em
Trẻ sẽ học nói bằng cách nghe. Do đó, bạn có thể ngăn ngừa các rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bằng cách sử dụng đúng từ và phát âm chính xác để giúp bé nghe và học.
Ngoài ra, việc thường xuyên đọc sách cho bé nghe cũng giúp ích rất nhiều. Những câu chuyện có thể thu hút sự chú ý của trẻ và giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn.
Cha mẹ và người thân trong gia đình luôn luôn khuyến khích khả năng nói, hát, tham gia các trò chơi, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với những hoạt động hấp dẫn. Khi dạy trẻ nghe và nói, chúng ta cũng không nên gò ép trẻ phải có tiến bộ ngay trong việc học các từ mới mà cần kiên trì, dạy trẻ mỗi ngày một số từ và câu nói mới.
Là cha mẹ, bạn có thể giúp trẻ có một cuộc sống tốt hơn bằng cách giúp trẻ vượt qua những rối loạn ngôn ngữ để có được sự tự tin khi giao tiếp. Hãy quan sát trẻ cẩn thận để phát hiện các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ kịp thời để có cách điều trị phù hợp.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!