Có bầu da đẹp hơn hay sẽ xấu đi? Làm thế nào để giữ được vẻ đẹp trong suốt thai kỳ? Đây là những lo lắng của nhiều chị em phụ nữ khi sắp bước vào quá trình mang thai. Bài viết sẽ giúp các mẹ bầu tìm ra câu trả lời nhé!
- Có bầu da đẹp hơn có đúng hay không?
- Điều chị em nên làm để cải thiện làn da khi mang thai
Có bầu da đẹp hơn có đúng hay không?
Có nhiều mẹ khi mang thai đồng nghĩa với sự xuống cấp trầm trọng của nhan sắc, chân tay phù nề, mặt mũi đầy mụn, rạn, nám da… Thế nhưng cũng có những thai phụ đến tam cá nguyệt thứ 2 lại trở nên tươi tắn, xinh đẹp. Nguyên nhân là do thay đổi hormone khi mang thai. Hormone tăng lên cao, khiến da đột nhiên láng mịn, má hồng hơn, tóc mượt mà hơn… Đó là điều hoàn toàn có thật.
Mẹ có thể quan tâm:
Chia sẻ kinh nghiệm làm đẹp và lấy lại vóc dáng sau sinh từ một bà Mẹ!
Cách làm mặt nạ trắng da cho mẹ bầu vừa đẹp lại an toàn trong thai kỳ
Phụ nữ mang thai đối mặt với nhiều vấn đề về da
Bên cạnh việc da trở nên đẹp hơn khi mang thai thì phần lớn thai phụ phải đối diện với những sự thay đổi về da sau đây:
Thay đổi sắc tố da
- Sạm da: Sự tăng nồng độ của các hormone liên quan đến thai kỳ làm tăng hình thành sắc tố melanin, gây sạm da. Phụ nữ mang thai thường sẽ nhận thấy da sạm hơn ở những vùng vốn sẫm màu trước đó (như vùng da quanh vú, vùng da sinh dục), nốt ruồi hoặc sẹo có từ trước cũng trở nên đậm hơn. Một số trường hợp sạm da toàn thân. Hiện tượng này sẽ giảm dần sau sinh.
- Đường sọc nâu giữa bụng: Thường có từ quý 2 thai kỳ, là một đường nâu chạy từ xương mu đến rốn nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài hơn đến tận vùng ngực. Đường này sẽ tự biến mất vài tháng sau sinh.
- Rạn da: Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị rạn da mà tùy thuộc cơ địa từng người. Theo sự phát triển của thai nhi, các vết rạn có thể sẽ lớn dần lên khi cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh. Màu sắc của vết rạn phụ thuộc vào sắc tố da của người mẹ. Các vết rạn không đau nhưng giác ngứa và châm chích do sự căng giãn da. 1 số vết rạn sẽ phục hồi lại sau sinh, nhưng hầu hết sẽ để lại vết tích.
- Nám má: Tia cực tím, yếu tố gen, sự thay đổi hormone trong thai kỳ kích thích sự hình thành, lắng đọng melanin vào lớp bì và thượng bì, gây nên tình trạng nám má. Hiện tượng này sẽ tự hết trong vòng 1 năm ở khoảng 90% phụ nữ sau sinh. Một số trường hợp nặng và dai dẳng cần được điều trị.
Đường sọc nâu ở bụng là đặc trưng của các mẹ bầu
Thay đổi gây ra do mạch máu ở da
- Nốt nhện: Là những nốt tròn đỏ có nhiều vân mạch máu li ti tỏa ra xung quanh, gây ra bởi sự tăng cao nồng độ estrogen trong máu. Sau sinh, những nốt nhện này sẽ mờ dần nhưng hầu như không mất hẳn.
- Đỏ lòng bàn tay: Xảy ra ở khoảng 30% phụ nữ mang thai, nguyên nhân cũng do sự tăng nồng độ estrogen trong máu. Hiện tượng này sẽ biến mất trong khoảng vài tuần sau sinh. Tuy vậy, cần lưu ý, triệu chứng đỏ lòng bàn tay cũng có thể gặp ở một số bệnh lý khác như xơ gan, lupus ban đỏ hệ thống, cường giáp…
- Thay đổi hoạt động các tuyến ở da: Tuyến mồ hôi dầu sẽ giảm hoạt động trong thai kỳ và tăng hoạt trở lại khi vào giai đoạn hậu sản, những phụ nữ có bệnh viêm tuyến mồ hôi dầu trước sinh do đó sẽ thấy bệnh giảm và cải thiện trong thời gian này. Ngược lại, tuyến mồ hôi nước thường hoạt động mạnh mẽ hơn về sau (trừ ở lòng bàn tay), làm nặng thêm các bệnh lý có liên quan đến tuyến này như chàm tổ đỉa, viêm tuyến mồ hôi hoặc cường tuyến mồ hôi. Tuyến bã cũng tăng cường hoạt động, là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở một số chị em. Ở một số trường hợp, trứng cá nặng và kéo dài dai dẳng sau sinh cần được đi khám và điều trị bởi bác sĩ da liễu, tránh tự điều trị gây ảnh hưởng đến bào thai hoặc trẻ bú mẹ. Sự tăng hoạt tuyến bã trong thai kỳ cũng chính là nguyên nhân làm nổi rõ các hạt montgomery quanh quầng vú.
Có mẹ bị mụn trứng cá nặng
Điều chị em nên làm để cải thiện làn da khi mang thai
Trong thời gian mang thai, cơ thể của mẹ bầu có những sự thay đổi đáng kể, rõ rệt nhất là ngoại hình và làn da. Có thể nói đây cũng thời kỳ thách thức vẻ đẹp của mẹ bầu. Nguyên nhân có nhiều, nhưng có lẽ được nhắc đến nhiều nhất là xáo trộn nội tiết tố. Không thể ngăn nội tiết tố xáo trộn khi có thai lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi nên nhiều mẹ không dám làm đẹp cho bản thân. Không cần phải lo lắng nữa, những cách dưỡng da cho mẹ bầu dưới đây sẽ giúp mẹ bầu vừa đảm bảo an toàn cho thai nhi vừa trẻ trung, quyến rũ.
Làm sạch da
Đây là cách tốt nhất để giúp giảm nhờn, mụn trứng cá. Hãy sử dụng sửa rửa mặt dành cho phụ nữ mang thai ngày 2 – 3 lần. Không nên rửa quá thường xuyên vì nó sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên khiến da khô ráp, có thể làm nặng thêm các thay đổi ở da.
Mẹ có thể quan tâm:
7 sai lầm khi làm đẹp sau sinh khiến mẹ mãi không đẹp lên
Làm đẹp khi mang thai như thế nào để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con?
Sử dụng kem chống nắng
Làn da thường nhạy cảm hơn khi mang thai. Vì vậy, không nên bỏ qua việc sử dụng kem chống nắng trong suốt thai kỳ để tránh tiếp xúc với các tia uv, tia cực tím gây hại cho da.
Giảm rạn da
Đôi khi rạn da còn do cơ địa của mỗi người nhưng chị em hoàn toàn có thể giảm rạn da bằng cách tăng cân vừa phải trong suốt thai kỳ.
Dùng kem dưỡng ẩm
Làm ẩm vùng da mặt, da bụng, da ngực để giảm ngứa và khô da. Để tránh kích ứng da nên sử dụng các loại kem dưỡng không mùi. Khi tắm, giặt nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ. Tránh sử dụng nước quá nóng vì có thể làm khô da.
Dùng kem dưỡng ẩm để làm giảm rạn da
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Để bảo vệ làn da khỏe đệp trong suốt thời gian mang thai, chị em nên chú ý uống nhiều nước, thực hiện chế độ ăn đầy đủ ngũ cốc, các loại rau sẫm màu và uống bổ sung folic acid theo chỉ định của bác sĩ.
Thực phẩm làm đẹp cho mẹ bầu? Vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, dâu tây, chanh, bông cải xanh… tham gia vào việc sản xuất collagen và bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. giúp da có khả năng chống lại tổn thương oxy hóa tốt hơn. Omega-3 giúp làm giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi của da.
Nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh chế độ ăn uống để bảo vệ làn da, mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý và tránh những căng thẳng, lo lắng không cần thiết. Thỉnh thoảng nên đi massage để bớt mệt mỏi, giúp cho tinh thần thư thái, nhẹ nhàng hơn và da dẻ được nâng niu, đào thải các chất bã nhờn dư thừa, làm cho da mẹ bầu thông thoáng, dễ chịu.
Hầu hết những biến đổi ở da trong thai kỳ là lành tính, thường không cần điều trị và sẽ tự mất sau khi sinh. Việc có bầu da đẹp hơn hay xấu đi cũng là 1 phần sự thay đổi của mẹ để thích nghi với sự có mặt của thai nhi. Hãy luôn chủ động theo dõi và lắng nghe những thay đổi của cơ thể để có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!