X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mẹ bầu ăn nghêu có gây lạnh bụng và ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Mất 6 phút để đọc
Mẹ bầu ăn nghêu có gây lạnh bụng và ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Nhiều người thắc mắc liệu mẹ có bầu ăn nghêu được không? Cách chế biến nào an toàn nhất đối với nghêu – một loại hải sản dễ bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng?

Nghêu – loại hải sản giàu dinh dưỡng

Ở một số nơi, nghêu còn được gọi là ngao. Đây là một họ động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Người ta thường thấy nghêu sống chủ yếu ở nước ven biển, nơi không quá sâu, thường có pha lẫn cát và bùn. 90% lượng thức ăn của nghêu là mùn bã hữu cơ, còn lại là các loại phù du, tảo biển.

Nghêu được đánh giá là loài hải sản “cao cấp”. Không chỉ mang đến giá trị kinh tế cao, nghêu rất dễ nuôi lại giàu dinh dưỡng. Rất nhiều món ăn ngon miệng, ngon mắt được chế biến từ nghêu. Ví dụ như nghêu hấp thái chua cay, hấp sả, canh nghêu nấu chua, nghêu xào rau muống, …

Co-bau-an-ngheu-duoc-khong

Thịt nghêu có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng vô giá:

  • protein 10,8%
  • lipid 1,6%
  • carbuahydrat 4,65%
  • calcium, sắt, phosphorus, vitamin A, B1, B2, PP…
  • Nghêu có tính hàn, vị ngọt mặn, không độc. Đông y thường dùng thịt nghêu để giải độc, lợi thủy, hóa đờm…

Phụ nữ có bầu ăn nghêu được không?

Nghêu đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và sau khi sinh.

Cung cấp lượng protein dồi dào cho mẹ mang bầu

Protein rất cần thiết trong quá trình tạo nên các tế bào của cơ thể. Thiếu protein, mẹ bầu sẽ mệt mỏi, uể oải, dễ bị teo cơ. Trong khi đó, thai nhi cũng chậm phát triển. Trung bình 60% một con nghêu là protein. Ăn nghêu sẽ mang đến protein dồi dào cho mẹ bầu.

Đặc biệt, protein trong nghêu là loại rất ít calo. Mẹ bầu có thể yên tâm không bị tăng cân quá mức nhé!

Hỗ trợ phòng tránh thiếu thiếu sắt, thiếu máu

Nhu cầu sắt cho mẹ bầu gấp 4 lần so với bình thường. Cơ thể suy yếu, hay đau đầu là điều dễ thấy khi mẹ thiếu sắt. Thai nhi thường thiếu cân. Các chỉ số về thai nhi thường thấp hơn bình thường.

Co-bau-an-ngheu-duoc-khong

Nghêu là thực phẩm rất giàu sắt. Bên cạnh viên sắt, thực phẩm tự nhiên (lựu, cà rốt, bí đỏ, thịt bò, súp lơ), thịt nghêu là một gợi ý lý tưởng cho mẹ bầu. Ăn nghêu là một trong nhiều cách giúp mẹ bầu gia tăng lượng máu, tăng sinh hồng cầu. Từ đó, mẹ bầu sẽ hạn chế thiếu máu thai kỳ.

Điều tiết lượng đường trong máu khi có bầu

Cắt giảm tối đa lượng đường trong thức ăn hàng ngày không đồng nghĩa với việc đường huyết sẽ ở mức thấp. Dù kiêng nước mía, bánh ngọt, sữa, đường, … đường huyết của nhiều mẹ bầu vẫn rất cao. Đó là do cơ địa của mẹ bầu chưa hấp thụ và chuyển hóa đường tốt. Ăn nghêu là giải pháp đơn giản nhất để cân bằng được lượng đường trong máu cho mẹ bầu..

Cung cấp lượng lớn canxi

Nhu cầu canxi của mẹ bầu cần dung nạp theo từng tam cá nguyệt là là 800mg, 1.000mg và 1.500mg.

Cơ thể mẹ bầu không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu hụt canxi. Quá trình phát triển xương, da và tế bào thần kinh của thai nhi cũng không thể thiếu khoáng chất này. Hàm lượng canxi cao trong nghêu có thể giúp mẹ và bé phát triển tốt nhất.

Tốt cho hệ tim mạch cho mẹ có bầu

Một trái tim khỏe mạnh, nhịp tim ổn định sẽ điều hòa tốt lượng máu đi nuôi dưỡng cơ thể và các mô, các tế bào. Nghêu sẽ giúp mẹ bầu tránh được chứng tim đập nhanh. Tình trạng hay bị chóng mặt do thiếu máu não cũng được giảm rõ rệt.

Giảm căng thẳng

Quá trình mang thai khiến nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi rất lớn. Tâm tình mẹ khó đoán hơn, dễ cáu gắt, hay giận hờn vô cớ. Lúc này, nghêu có thể được xem là “cứu tinh” cho các ông chồng. Nghêu có khả năng cải thiện tâm trạng, giúp mẹ bầu vui vẻ hơn. Hàm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể cũng được duy trì khi mẹ ăn nghêu. Không chỉ thế, hàm lượng vitamin A lớn chứa trong nghêu mang đến cho mẹ làn da khỏe mạnh.

Chống lại bệnh giảm trí nhớ ở mẹ bầu

Quá trình mang thai và sinh con tác động trực tiếp đến trí nhớ của mẹ. Tinh chất chiết xuất từ thịt nghêu có khả năng giúp mẹ ghi nhớ tốt hơn khi mang thai và sau khi sinh con. Để khắc phục tình trạng này, thì nghêu là một trong những cách bà bầu nên sử dụng để nấu ăn sẽ giúp trí nhớ minh mẫn hơn.

Bật mí cách chế biến nghêu an toàn cho mẹ bầu

Làm sạch nghêu tốt nhất

Do đặc trưng về môi trường sống và nguồn thức ăn, nghêu cần được làm sạch kỹ.

Co-bau-an-ngheu-duoc-khong

Thao tác cụ thể như sau:

  1. Ngâm nghêu vào nước sạch khoảng 30 phút để nhả bớt nhớt, bùn, cát
  2. Bỏ đi những con nghêu đã bị chết hay con nghêu có mùi trước khi nấu
  3. Luộc nghêu sôi trong nước. Sau đó nhặt thịt nghêu ra bát và rửa lại với nước sạch, nước luộc nghêu để lắng cặn. Và lấy phần nước trong để nấu canh.

Lưu ý cho mẹ bầu ăn nghêu

  • Mẹ bầu chỉ nên ăn nghêu đã nấu chín, không nên ăn nghêu sống. Sống trong nước, nghêu có thể nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus gây dị ứng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, vi khuẩn này không tồn tại được ở nhiệt độ cao.
  • Khi nấu, không nên nấu tái. Cần nấu chín nghêu hoàn toàn, để tránh bị nhiễm ký sinh trùng.
  • Nghêu ngon là những con cứng vỏ, miệng ngậm chặt, khó tách ra. Nếu nghêu còn sống và mở miệng thì khi chạm vào, chúng sẽ nhanh chóng khép miệng lại.
  • Là thực phẩm có tính hàn, nghêu dễ gây lạnh bụng, đi ngoài nếu ăn nhiều. Hệ tiêu hóa của mẹ bầu hơi kém. Do đó, mẹ bầu đừng nên ăn nghêu quá nhiều để tránh bị đau bụng, khó tiêu.

Phụ nữ có bầu ăn nghêu được không, an toàn hay không là phụ thuộc vào cách chế biến. Chúc bạn chọn được nghêu tươi và ăn uống khoa học để thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Xem thêm:

  • Xem ngay cách trị cảm cúm nhanh nhất cho mẹ bầu để tránh gây hại cho thai nhi
  • Xoa dịu nỗi lo của mẹ vì đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu
  • Mẹ nên chú ý gì khi chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng giữa?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Nhi Le

  • Home
  • /
  • 3 tháng đầu
  • /
  • Mẹ bầu ăn nghêu có gây lạnh bụng và ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Chia sẻ:
  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Mang thai tháng thứ 2: Những điều mẹ bầu cần lưu ý để thai kỳ khỏe mạnh

    Mang thai tháng thứ 2: Những điều mẹ bầu cần lưu ý để thai kỳ khỏe mạnh

  • Top đồ ăn vặt cho bà bầu nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai kỳ

    Top đồ ăn vặt cho bà bầu nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai kỳ

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Mang thai tháng thứ 2: Những điều mẹ bầu cần lưu ý để thai kỳ khỏe mạnh

    Mang thai tháng thứ 2: Những điều mẹ bầu cần lưu ý để thai kỳ khỏe mạnh

  • Top đồ ăn vặt cho bà bầu nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai kỳ

    Top đồ ăn vặt cho bà bầu nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai kỳ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it