theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Chuẩn phương pháp DƯỠNG THAI để phòng tránh sảy thai, giúp con yêu khỏe mạnh

Mất 7 phút để đọc
•••
Chuẩn phương pháp DƯỠNG THAI để phòng tránh sảy thai, giúp con yêu khỏe mạnhChuẩn phương pháp DƯỠNG THAI để phòng tránh sảy thai, giúp con yêu khỏe mạnh

Phương pháp dưỡng thai chuẩn khoa học để đảm bảo phòng tránh sảy thai, giúp cho bé yêu phát triển khỏe mạnh là mẹ bầu cần chú ý đến 5 vấn đề quan trọng dưới đây.

  • 4 động tác thể dục đơn giản giúp mẹ bầu dễ đẻ lại ít đau
  • Tổng hợp kiến thức cho bà bầu mang thai lần đầu

Động thai - nỗi lo của không ít mẹ bầu

Mặc dù các mẹ bầu đều hết sức chú ý giữ gìn khi biết mình mang thai nhưng vẫn có những tình huống xảy ra ngoài dự kiến như tai nạn, trơn trượt, bị va chạm mạnh, … có thể gây ra dọa sảy thai.

Theo các chuyên gia, động thai thường xảy ra với các bất thường về nhiễm sắc thể trong quá trình thụ thai, cơ thể mẹ vốn mang bệnh tật hoặc người mẹ gặp vấn đề về tử cung.

Khi có dấu hiệu động thai như đau bụng lâm râm, ra máu thì mẹ cần đi khám ngay lập tức để bác sĩ kiểm tra tình hình.

Quy tắc tối quan trọng để giữ an toàn cho thai nhi là phải tuyệt đối nằm nghỉ ngơi trên giường, không được làm việc nặng và không quan hệ chăn gối.

Để phòng tránh động thai và đảm bảo cho bé yêu của mình luôn an toàn, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến vấn đề DƯỠNG THAI trong 9 tháng thai kỳ của mình.

thai giáo

Chuẩn phương pháp Dưỡng thai dành cho mẹ

Có nhiều mẹ bầu vẫn lầm tưởng rằng dưỡng thai chỉ liên quan đến việc bồi bổ sao cho con được tăng cân nhiều nhất có thể. Nhưng trên thực tế, việc dưỡng thai yêu cầu phải đảm bảo 2 yếu tố là giúp phát triển tốt về thể chất cũng như tâm sinh lý của mẹ và bé.

Do đó, để dưỡng thai hiệu quả và khoa học, giúp phòng tránh sảy thai, mẹ bầu cần chú ý 5 vấn đề sau.

1. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu, từ đó chuyển hóa thành các chất cần thiết cho phát triển của thai nhi

thai giáo

Sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ là kết quả trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng khi mẹ mang thai. Do đó trong 9 tháng thai kỳ, mẹ cần đảm bảo khẩu phần ăn của mình luôn đầy đủ 4 nhóm chất:

Chất đạm

Đóng vai trò quan trọng để hình thành cơ cũng như các bộ phận của cơ thể thai nhi. Nếu mẹ không bổ sung đủ protein, thai nhi trong bụng mẹ khi chào đời có thể bị nhẹ cân so với tiêu chuẩn.

Chất béo

Có tầm quan trọng rất lớn với những phụ nữ đang mang thai vì Omega-3 là một trong các thành phần đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển bộ não của thai nhi.

Đường và tinh bột

Ăn uống đầy đủ hàm lượng tinh bột trong một ngày sẽ cung cấp carbohydrate, đảm bảo đủ lượng đường trong máu và giúp mẹ bầu chống lại mệt mỏi.

Khẩu phần ăn của mẹ không nên quá nhiều tinh bột mà cần lựa chọn các thực phẩm cung cấp tinh bột hữu ích cho cơ thể như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, khoai lang, khoai tây, v.v.

Vitamin, muối khoáng và chất xơ

Đảm bảo mẹ bầu được cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất quan trọng như folic, canxi, sắt, vitamin B, v.v.

Quy tắc về chế độ dinh dường của mẹ bầu qua 9 tháng thai kỳ là:

  • 3 tháng đầu: Ăn uống ở mức vừa phải. Tăng cường bổ sung sắt, axit folic, vitamin D để phòng tránh dị tật.
  • Đến 3 tháng giữa: Mẹ cố gắng tăng cân từ 3-4kg, khám thai đều đặn.
  • 3 tháng cuối: Em bé cần tăng cân nhiều nhất nên cần tập trung dinh dưỡng vào thời gian này.

2. Mẹ bầu cần có một tâm lý mang thai thoải mái, không căng thẳng và âu lo

thai giáo

Mỗi lần cảm thấy lo lắng hay xì trét, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra các loại nội tiết tố căng thẳng của hoóc môn như Adrenaline, Noradrenalin hoặc cortisol. Và chính việc hình thành các hoóc môn này sẽ đi qua dây rốn, tác động tới thai nhi trong bụng mẹ, gây ra các nguy cơ sảy thai, đẻ non và vấn đề tâm lý khi trẻ chào đời.

Vì vậy để dưỡng thai hiệu quả, mẹ cần:

  • Trò chuyện với bạn đời, người thân và bạn bè để giải tỏa căng thẳng.
  • Nghỉ ngơi thật nhiều.
  • Tránh suy nghĩ công việc và hạn chế làm việc quá sức.
  • Tìm ra sở thích cho mình trong những ngày mang thai như đi chơi, ăn uống, đọc sách, đan len, …

3. Kiểm soát tốt các bệnh mãn tính hoặc vấn đề sức khỏe mà mẹ gặp phải từ trước và trong khi mang thai

thai giáo

Các bệnh thường gặp khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Với các mẹ đã có sẵn bệnh mãn tính, mẹ nên thông báo chi tiết về tình hình bệnh của mình trong lần khám thai đầu tiên. Điều này sẽ giúp bác sĩ có phương hướng để dưỡng thai an toàn và hiệu quả nhất.

Các mẹ cần lưu ý những điều sau để phòng tránh bệnh tật trong quá trình mang thai:

  • Tiêm phòng trước và trong khi mang thai.
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng ăn uống và vận động khi bầu bí.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường có bệnh tật như gần gũi người có bệnh, đến những nơi đông đúc, ngột ngạt.
  • Tuyệt đối không tự tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào (kể cả thuốc hạ sốt, đau đầu) mà chưa có ý kiến của bác sĩ.

4. Có chế độ vận động, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý trong thời kỳ mang thai

thai giáo

Thói quen sinh hoạt và vận động của mẹ bầu quyết định rất lớn đến việc dưỡng thai có hiệu quả hay không.

Một em bé sẽ chỉ chào đời khỏe mạnh nếu người mẹ có một chế độ vận động, làm việc và nghỉ ngơi cân bằng. Vì vâỵ, trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu cần:

  • Đảm bảo ngủ sớm, dậy sớm.
  • Giảm bớt các công việc nhà nặng nhọc.
  • Không suy nghĩ quá nhiều về công việc.
  • Tìm thời gian thư thái, ngồi thiền hoặc tập hít thở.
  • Vận động vừa phải, thích hợp với thể chất mẹ bầu như tập thể dục, đi bộ, tập yoga, …

5. Áp dụng Thai giáo cho bé yêu

thai giáo

Đây là một phần quan trọng của việc dưỡng thai để thai nhi vừa thông minh, lanh lợi, dễ nuôi sau này, đồng thời người mẹ cũng dễ chịu và thư thái hơn.

Mẹ có thể thực hiện thai giáo cho bé bằng các cách cơ bản như:

  • Trò chuyện cùng con.
  • Vuốt ve bụng bầu và nói chuyện với bé.
  • Hát cho bé nghe và cùng con thưởng thức các giai điệu nhạc vui vẻ, nhẹ nhàng.
  • Chơi với bé bằng đèn pin.

Mong rằng với một chế độ dưỡng thai khoa học như trên, các mẹ sẽ sinh nở dễ dàng, mẹ tròn con vuông và em bé chào đời thật thông minh, khỏe mạnh.


Theo The Asianparent Thái Lan 

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

Minh Hương

  • Home
  • /
  • Thời kỳ mang thai
  • /
  • Chuẩn phương pháp DƯỠNG THAI để phòng tránh sảy thai, giúp con yêu khỏe mạnh
Chia sẻ:
•••
  • Lợi ích không ngờ của việc "yêu" khi mang thai

    Lợi ích không ngờ của việc "yêu" khi mang thai

  • Không ốm nghén, không có bụng bầu: Một người mẫu không biết mình có thai cho đến khi sinh con

    Không ốm nghén, không có bụng bầu: Một người mẫu không biết mình có thai cho đến khi sinh con

  • 4 dấu hiệu rõ ràng cho thấy thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu

    4 dấu hiệu rõ ràng cho thấy thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu

  • Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!

    Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!

app info
get app banner
  • Lợi ích không ngờ của việc "yêu" khi mang thai

    Lợi ích không ngờ của việc "yêu" khi mang thai

  • Không ốm nghén, không có bụng bầu: Một người mẫu không biết mình có thai cho đến khi sinh con

    Không ốm nghén, không có bụng bầu: Một người mẫu không biết mình có thai cho đến khi sinh con

  • 4 dấu hiệu rõ ràng cho thấy thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu

    4 dấu hiệu rõ ràng cho thấy thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu

  • Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!

    Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
Bài viết
  • cộng đồng
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
  • Sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Phong cách sống
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
Công cụ
  • ?Cộng đồng
  • Theo dõi thai kỳ
  • Theo dõi bé yêu
  • Công thức
  • Thức ăn
  • Bình chọn
  • VIP Parents
  • Cuộc thi
  • Photobooth

Tải app của chúng tôi

  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Hướng dẫn cộng đồng
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
  • Công cụ
  • Bài viết
  • ?Hỏi & Đáp
  • Bình chọn
Xem trong app