Cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là gì? Mẹ hãy dùng gừng tươi, cho bé uống nước gạo lứt rang hoặc đơn giản là cho bé bú mẹ liên tục.
Nội dung bài viết gồm
- Trẻ sơ sinh bị đi ngoài bất thường do nguyên nhân gì?
- Dấu hiệu nhận biết trẻ đi ngoài bất thường
- Mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài bất thường do nguyên nhân gì?
Bạn có thể chưa biết:
Cách xử lý khi bé sơ sinh bị sặc sữa dành cho mẹ chăm bé 3 tháng đầu đời
Bé đi ngoài ra phân kiểu này mẹ lưu ý ngay kẻo “hại con”!
1. Nhiễm trùng đường ruột
Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đi ngoài ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi các bé bị nhiễm vi-rút Rota – loại vi-rút gây bệnh viêm ruột, viêm dạ dày và một số bệnh về tiêu hóa khác.
Ngoài ra, trẻ còn có thể đi ngoài do nhiễm các loại vi khuẩn từ bên ngoài như môi trường, người thân,… Các loại vi khuẩn phổ biến như thương hàn, E.coli, tụ cầu, tả, lị,…
2. Ký sinh trùng
Thông qua đường uống, các loại ký sinh trùng như Cryptosporidium, Giardia lamblia, Entamoeba histolytica,… có thể xâm nhập vào cơ thể non nớt của bé dẫn đến tình trạng đi ngoài.
3. Không dung nạp lactose
Lactose là một thành phần có trong sữa mẹ, sữa công thức và cả sữa bò. Khi cơ thể bé không sản xuất đủ Lacrase (một loại enzym tiêu hóa Lactose) thì hàm lượng Lactose sẽ bị tích tụ ở ruột dẫn đến các vấn đề về đường ruột, trong đó có đi ngoài.
4. Phản ứng với thuốc khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Uống thuốc là việc không thể thiếu đối với các bé ở giai đoạn sơ sinh. Song, tùy vào cơ địa mà một số bé có thể bị phản ứng với các loại thuốc kháng sinh hay thuốc có chứa magie. Đó cũng là lý do gây nên tình trạng đi ngoài ở bé.
5. Chất dinh dưỡng từ sữa mẹ
Hoạt động tiêu hóa của trẻ sơ sinh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ ăn của người mẹ. Do đó, nếu bé bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, mẹ cần xem xét lại chế độ ăn của mình, loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sữa mẹ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đi ngoài bất thường
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà số lần đi ngoài của các bé sơ sinh thường khác nhau. Bên cạnh đó, còn tùy vào thể trạng bé hấp thụ dưỡng chất như thế nào. Sau khi sinh, trung bình khoảng 6 đến 12 tiếng các bé sẽ đi ngoài dạng phân su màu xanh, không mùi và nó sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày trước khi chuyển về trạng thái bình thường.
Để kịp thời cách chữa đi ngoài ở trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý các dấu hiệu sau:
- Phân có bọt, tóe nước, có chất nhầy và có mùi tanh.
- Phân lỏng, có nhiều nước.
- Thông thường, các bé sẽ đi ngoài 5 – 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu bú sữa mẹ và khoảng 1 – 3 lần/ngày hoặc ít hơn nếu bú sữa bình. Nhưng khi số lần đi của bé nhiều hơn thì đó chính là dấu hiệu mà mẹ cần chú ý.
Mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hiệu quả
Bệnh cạnh việc sử dụng các loại thuốc dành riêng cho trẻ bị tiêu chảy. Các bà mẹ bỉm sữa còn truyền tai nhau một số biện pháp tự nhiên để tăng hiệu quả chữa đi ngoài ở trẻ. Một số mẹo trị đi ngoài cho trẻ sơ sinh tại nhà như sau:
1. Gừng tươi
Bên cạnh là một loại gia vị phổ biến, gừng tươi còn có rất nhiều công dụng trong y học và đặc biệt có tác dụng cho việc điều trị đi ngoài ở trẻ sơ sinh.
Sau khi rửa thật sạch, mẹ hãy mang gừng nướng chín, tiếp đó gọt bỏ vỏ bên ngoài và cắt thành từng lát nhỏ. Khi dùng, mẹ cho vài lát gừng vào cốc nước nóng và cho bé uống như trà. Mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ nhanh chóng có hiệu quả.
2. Hồng xiêm xanh (Sampoche)
Hồng xiêm xanh hay còn được biết đến với tên gọi Sampoche là loại trái cây chứa hàm lượng tannin cao rất tốt cho hệ tiêu hóa, cũng như cung cấp năng lượng cần thiết cho bé.
Trong việc bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy, mẹ hãy áp dụng phương pháp:
- Sử dụng 1 trái hồng xiêm xanh khoảng 20g, gọt vỏ, bỏ hạt và phần sơ chát bên trong rồi cắt thành lát nhỏ.
- Nấu hồng xiêm với 200ml nước và cho bé uống mỗi ngày 2 lần, sẽ có hiệu quả trong 1 – 2 ngày.
Bạn có thể chưa biết
Đâu là cách bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn giữ nguyên dưỡng chất?
8 giải đáp thắc mắc từ bác sĩ sản khoa để việc nuôi con bằng sữa mẹ thành công
3. Nước gạo lứt rang
Nước gạo lứt cũng là một phương thuốc rất hiệu quả cho các bé đi ngoài. Lấy một lượng gạo lức vừa phải nấu với 2 lít nước và thêm một chút muối, đến khi gạo chín mềm thì lọc lấy nước cho bé uống 3 – 5 ngày. Mẹ cũng có thể rang gạo lứt để nguội và bảo quản trong hộp dùng dần.
4. Rau sam
Là một loại rau thân mềm, vị chua, có công dụng trị nhiều loại bệnh trong đó có chứng đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Cách sử dụng như sau: Rau sam rửa sạch, giã nát, thêm chút muối rồi lọc lấy nước cho bé uống liên tục 3 – 5 ngày.
5. Bổ sung nước
Bên cạnh các mẹo dân gian chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh 1 tháng, mẹ cần phải bổ sung đầy đủ nước bởi lúc này bé đang bị mất rất nhiều nước. Có thể bù nước cho bé bằng biện pháp uống dung dịch oserol sau mỗi lần bé đi ngoài. Lưu ý, cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định về liều lượng và loại thuốc.
6. Sữa mẹ
Theo bác sĩ Alan Greene, giáo sư về Nhi khoa tại Trường Y Đại học Stanford, mẹ không nên dừng việc cho con bú khi bé bị đi ngoài nhiều vì sữa mẹ có khả năng giúp bé hồi phục và tăng cường sức đề kháng. Với những bé đang uống cả sữa mẹ và sữa công thức thì nên tăng cường sữa mẹ và giảm sữa công thức.
Những loại thức uống mà trẻ nên uống
Theo bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, việc cung cấp đủ nước là cách điều trị viêm ruột tốt nhất. Có 2 lưu ý khi cung cấp nước cho bé:
Không nên cho trẻ uống một lần với lượng nước lớn, nên cho trẻ uống nhiều lần với lượng nhỏ.
Cho trẻ uống nước cả những lúc bị nôn.
Bên cạnh nước và sữa mẹ / sữa công thức, mẹ có thể cho trẻ uống những thức uống sau để đảm bảo làm sao trẻ không bị mất nước. Hãy nhớ pha loãng các loại nước này với nước với tỷ lệ 5 phần nước/1 phần dung dịch:
- Súp
- Nước ép trái cây
- Nước có ga như nước chanh
Các trường hợp đi ngoài nguy hiểm ở trẻ
Khi bé bị đi ngoài có thể điều trị tại nhà và khỏi sau một vài ngày nhưng cũng có thể diễn biến nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do vậy mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ khi bé có một số biểu hiện dưới đây:
– Bé bị tiêu chảy hơn 3 ngày.
– Bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
– Bé có triệu chứng mất nước.
– Bé bị sốt cao.
– Bé ói mửa ra chất lỏng màu vàng, xanh lá hoặc có máu.
– Bé bỏ ăn.
– Bé nôn mửa nhiều.
– Bé bị choáng hoặc chóng mặt.
Những mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Trong trường hợp bé đi ngoài bất thường liên tục, tốt nhất bố mẹ hãy đưa bé thăm khám tại các bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị chính xác nhất.
Nguồn thông tin: Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường ruột – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!