X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Sữa mẹ có thể ức chế virus Sars-Cov-2?

Mất 7 phút để đọc
Sữa mẹ có thể ức chế virus Sars-Cov-2?Sữa mẹ có thể ức chế virus Sars-Cov-2?

Sữa mẹ từ lâu đã được biết đến là có nhiều công dụng, nhất là có nhiều kháng thể tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Trong tình hình dịch bệnh, thông tin sữa mẹ ức chế Covid-19 đã dấy lên nhiều hy vọng cho giới khoa học cũng như người dân.

Sữa mẹ ức chế Covid-19 là kết luận đã được các nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc phát hiện. Đây quả là một sức mạnh tuyệt vời trong muôn vàn lợi ích mà nguồn sữa mẹ mang lại.

Nội dung bài viết:

  • Tác dụng của sữa mẹ ức chế Covid-19
  • Cho con bú có thể làm lây lan virus?
  • Quá trình nghiên cứu
  • Có nên sử dụng sữa mẹ hiến tặng?

Nghiên cứu phát hiện chống lại coronavirus là một tác dụng của sữa mẹ

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc, sữa mẹ có thể ngăn ngừa hoặc điều trị Covid-19.

Một nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh đã thử nghiệm tác động của sữa mẹ đối với các tế bào tiếp xúc với virus Sars-CoV-2. Nguồn sữa được thu thập vào năm 2017, trước khi đại dịch bắt đầu, và các tế bào được thử nghiệm khác nhau, từ tế bào ở thận động vật đến tế bào phổi và ruột của những người trẻ.

Xem thêm

Cách thức đăng ký tiêm vắc xin Covid 19 để sớm được bảo vệ khỏi dịch bệnh

Mang thai khi bị Covid-19, mẹ bầu từng xin bác sĩ mổ sớm vì sợ “nguy” đến con

Và kết quả thu được hoàn toàn giống nhau: hầu hết các chủng virus sống đều bị sữa mẹ tiêu diệt.

Sữa mẹ có thể ức chế virus Sars-Cov-2?

Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Tong Yigang từ Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh điều hành. Và hai bài nghiên cứu chưa được đánh giá về “Sữa mẹ ngăn chặn sự gắn kết, xâm nhập và nhân lên của virus sau khi đã vào cơ thể con người” đã được trên trang biorxiv.org.

Khả năng miễn dịch của sữa mẹ

Từ lâu chúng ta đã biết, các kháng thể trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non có khả năng diệt vi khuẩn, virus độc hại và điều hòa hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật. Sữa non chứa các thành phần hòa tan và thành phần tế bào. IgA trong sữa mẹ có tác dụng bao phủ niêm mạc ruột, chống lại mầm bệnh.

  • Các kháng thể IgA sẽ bao bọc vi khuẩn và kháng nguyên với phân tử lớn, ngăn chặn sự tiếp cận của chúng với biểu mô
  • Lysozyme có thể tiêu diệt vi khuẩn và chống lại 1 số virus, hàm lượng lysozyme trong sữa mẹ lớn hơn 5000 lần so với sữa bò
  • Trong sữa mẹ có kháng thể gì? Lactoferrin bảo vệ sắt chống lại các vi sinh vật sống phụ thuộc sắt. Lactoferrin trong sữa mẹ chịu được những hoạt động phân giải protein mà các loại sữa công thức hiện nay không làm được.

Việc cho con bú trước đây được cho là làm tăng nguy cơ lây truyền virus

Tại Vũ Hán, nơi virus Corona được phát hiện đầu tiên, trẻ sơ sinh được tách khỏi những bà mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính và được nuôi hoàn toàn bằng sữa công thức, theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc từ tháng Hai.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng cảnh báo rằng trẻ sơ sinh được các bà mẹ nghi ngờ hoặc xác nhận là mang Covid-19 cho con bú cũng nên được nằm trong diện “tình nghi” có khả năng bị lây nhiễm.

Nhưng nghiên cứu mới nhất ủng hộ quan điểm chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng các bà mẹ nên tiếp tục cho con bú ngay cả khi bị nhiễm Covid-19.

sua-me-uc-che-covid-19

Cơ quan y tế toàn cầu đã theo dõi 46 ca mẹ nhiễm Covid-19 vẫn cho con bú ở một số quốc gia trong suốt tháng Sáu.

Các gen virus được phát hiện trong sữa của 3 bà mẹ nhưng không có bằng chứng về sự lây nhiễm. Chỉ có một trẻ được xét nghiệm dương tính và không thể loại trừ việc bị lây truyền qua những đường khác, ngoài sữa mẹ.

Quá trình nghiên cứu tác dụng của sữa mẹ trong việc ức chế virus Sars-Cov-2

Tong và đồng nghiệp cho một số tế bào khỏe mạnh vào sữa mẹ, sau đó rửa sạch sữa và cho tế bào tiếp xúc với virus. Họ quan sát thấy hầu như không có sự liên kết hoặc xâm nhập của virus vào các tế bào này, và việc điều trị cũng ngăn chặn sự nhân lên của virus trong các tế bào đã bị nhiễm bệnh.

Xem thêm

Nguy cơ đe dọa tính mạng từ bệnh Kawasaki, hội chứng bệnh có liên quan tới Covid-19

Những điều cần biết khi mang thai trong mùa dịch Covid-19

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng sữa mẹ ức chế Covid-19, vốn đã được biết là có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn và virus như HIV. Tong và các đồng nghiệp nghi ngờ coronavirus nhạy cảm với một số protein kháng virus trong sữa như lactoferrin, nhưng không thấy protein nào hoạt động như kỳ vọng.

sua-me-uc-che-covid-19

Họ cho biết thành phần giống nhất để ức chế virus này là whey. Whey có chứa một số loại protein khác nhau. Theo nghiên cứu của Tong, whey từ bò và dê có thể ngăn chặn khoảng 70% các chủng virus sống. Trong khi đó, hiệu quả của whey dành cho người đạt gần 100%.

Sữa mẹ có thể loại bỏ virus ở nhiều loại tế bào hơn, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết vẫn chưa rõ nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này. Tong và các đồng nghiệp cho biết hiện nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy dấu hiệu nào về việc phản tác dụng của sữa mẹ tức là là thay vì giảm và tiêu diệt virus thì lại thúc đẩy tăng sinh tế bào.

Sử dụng sữa mẹ hiến tặng

Một số cha mẹ đã đã biết sử dụng sữa mẹ được hiến tặng để nuôi con trong trường hợp thiếu hay không có sữa. Những nguồn sữa được hiến tặng này thường được tiệt trùng để loại bỏ khả năng lây nhiễm.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát hiện ra rằng việc đun nóng sữa ở 90 độ trong 10 phút sẽ làm mất hoạt tính của whey protein, khiến tỷ lệ bảo vệ chống lại coronavirus sẽ giảm xuống dưới 20%.

sua-me-uc-che-covid-19

Và cuối cùng, nhóm nghiên cứu kết luận rằng: “Cần xác định thêm các yếu tố chính để phát triển thuốc kháng virus”.

Cuộc chiến chống lại virus Sars-Cov-2 vẫn còn rất quyết liệt và diễn biến khá phức tạp trên thế giới. Do đó, hãy luôn cẩn trọng và bảo vệ bản thân mình và con. Đừng bỏ qua những lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ, nhất là việc sữa mẹ chứa nhiều kháng thể để bảo vệ tốt hơn cho bé trong giai đoạn đầu đời

Xem thêm:

  • Sự thật thú vị về sữa mẹ qua kính hiển vi
  • Mách mẹ 10 mẹo hay chắc chắn làm tăng sữa mẹ
  • Vắt sữa mẹ và bảo quản thế nào để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • /
  • Sữa mẹ có thể ức chế virus Sars-Cov-2?
Chia sẻ:
  • Nguy cơ đe dọa tính mạng từ bệnh Kawasaki, hội chứng bệnh có liên quan tới Covid-19

    Nguy cơ đe dọa tính mạng từ bệnh Kawasaki, hội chứng bệnh có liên quan tới Covid-19

  • Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em để bé chóng khỏi, không để lại sẹo

    Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em để bé chóng khỏi, không để lại sẹo

app info
get app banner
  • Nguy cơ đe dọa tính mạng từ bệnh Kawasaki, hội chứng bệnh có liên quan tới Covid-19

    Nguy cơ đe dọa tính mạng từ bệnh Kawasaki, hội chứng bệnh có liên quan tới Covid-19

  • Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em để bé chóng khỏi, không để lại sẹo

    Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em để bé chóng khỏi, không để lại sẹo

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn