Trẻ em rất dễ bị ốm. Những bệnh thông thường như cảm cúm hay sốt chắc hẳn cha mẹ nào cũng đã tìm hiểu về cách xử lý chúng hiệu quả. Tuy nhiên, có một số loại bệnh, ví dụ như: nhiễm ký sinh trùng ở trẻ, đôi lúc cũng rơi vào chính trẻ nhà mình. Cha mẹ hãy cùng đọc câu chuyện bên dưới đây nhé!
Chia sẻ của một bà mẹ có con là một trong những trẻ bị nhiễm ký sinh trùng
Trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân của một bà mẹ ở châu Phi, cô Aribalusi Adelemi kể lại rằng, cô ấy tìm thấy 4 nốt mụn sưng trên cơ thể con trai mình: ở đầu, ngực, chân và ngón tay. Ban đầu, cô nghĩ rằng nó chỉ là một nốt mụn bình thường và sẽ nhanh khỏi. Thậm chí, bác sĩ cũng chỉ kê kem bôi cho bé.
Tuy nhiên, sau đó cậu bé bắt đầu gào khóc vì đau, đặc biệt là vào buổi đêm. Adelemi cho con uống thuốc giảm đau nhưng có vẻ như vậy vẫn chưa đủ để cậu bé dứt khỏi cơn đau.
Sau đó 3 ngày, một trong 4 nốt mụn vỡ ra kèm mủ. Adelemi dùng tay bóp nốt mụn để mủ chảy ra hết, thì cô chứng kiến một cảnh vô cùng rùng rợn – một con giòi còn sống chui ra từ nốt mụn.
nhiễm ký sinh trùng
Ngay lập tức, cô gọi cho bác sĩ và bác sĩ khuyên cô hãy nặn hết những nốt mụn còn lại. Một sự thật kinh khủng tất cả các nốt mụn đó đều có giòi còn sống. Sau khi đã nặn hết mụn, cô khử trùng và bôi kem kháng sinh cho con trai như đơn bác sĩ kê. Cuối cùng, sau 4 ngày chịu đựng sự đau đớn, cậu bé đã ngủ được ngon giấc.
Ruồi Tumbu
Theo các bác sĩ, đây chính là thủ phạm của sự việc trên. Nhưng con ruồi đẻ trứng trên quần áo được phơi phía ngoài cửa. Khi cậu bé mặc quần áo đó, thì trứng bắt đầu cư trú trên da của cậu bé. Từ đó chúng đẻ trứng và sinh ra các con giòi con. Đêm đến, những con giòi này sẽ bò loanh quanh, gây ra hiện tượng đau đớn vô cùng. Đó cũng là lời giải thích vì sau cậu bé cảm thấy đau và khó chịu mỗi khi đi ngủ.
Và, không chỉ trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hay thậm chí người lớn cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng ruồi Tumbu các mẹ nhé.
Nhiễm ký sinh trùng ở trẻ – vấn đề cha mẹ rất cần đề phòng:
Có thể mẹ nghĩ rằng: chuyện ở Châu Phi xa tít mù khơi kia thì việc gì mà phải lo ngại? Sự thật đúng là Ruồi Tumbu chỉ có ở châu Phi, nhưng có những loại ký sinh trùng khác được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới mà cha mẹ cần đề phòng.
Kí sinh trùng là gì?
nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng là sinh vật sống ký sinh và được bảo vệ nhờ vật chủ. Ký sinh trùng thuộc nhóm động vật nguyên sinh, một nhóm đa dạng các sinh vật đơn bào. Chúng có thể lây truyền từ động vật sang người, từ người sang người hoặc từ người sang động vật. Một số ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm và nguồn nước. Những sinh vật này sống và sinh sản trong các mô, cơ quan của con người, động vật bị nhiễm bệnh và thường được bài tiết qua phân.
Chúng có thể có mặt trong thực phẩm hoặc nguồn nước. Chúng có kích thước đa dạng: từ những sinh vật đơn bào nhỏ đến những con giun có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vòng đời của chúng cũng có thể thay đổi. Trong khi một số ký sinh trùng kí sinh trên một vật chủ cố định, một số khác lại trải qua một loạt các giai đoạn phát triển và sử dụng các động vật khác nhau hoặc con người làm vật chủ. Các chứng bệnh do chúng gây ra có thể khiến bạn khó chịu, suy nhược cơ thể hoặc có thể tử vong.
Bạn có thể bị lây nhiễm kí sinh trùng nếu sử dụng nguồn nước và thực phẩm nhiễm bẩn hoặc đưa bất cứ thứ gì vào miệng sau khi tiếp xúc với phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh.
Triệu chứng thường gặp?
Bệnh có các dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị nhiễm giardia thì bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Tiêu chảy;
- Đau bụng;
- Đầy hơi;
- Buồn nôn;
- Tiêu chảy nhiễm trùng mạn tính có thể dẫn đến mất nước và sụt cân nghiêm trọng;
- Một số trường hợp có thể không có triệu chứng.
Nếu nguyên nhân là cryptosporidium parvum thì bệnh có thể biểu hiện một số triệu chứng như:
- Tiêu chảy;
- Co thắt dạ dày;
- Đau bụng;
- Sốt nhẹ.
Nếu cyclospora cayetanensis là nguyên nhân gây ra bệnh thì bạn sẽ có các triệu chứng như:
- Tiêu chảy phân lỏng;
- Ăn mất ngon;
- Đầy bụng;
- Co thắt dạ dày;
- Buồn nôn;
- Nôn mửa;
- Đau cơ;
- Sốt nhẹ và mệt mỏi.
Bạn nên lưu ý rằng các triệu chứng sẽ biểu hiện nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
Chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng:
nhiễm ký sinh trùng
Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh này, bác sĩ sẽ khám sức khỏe và làm một số xét nghiệm cho bạn để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng. Các loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ sử dụng dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, tiền sử bệnh lý và lịch sử đi lại của bạn. Việc chẩn đoán có thể gặp khó khăn nên bác sĩ có thể dùng nhiều xét nghiệm như:
- Xét nghiệm kiểm tra phân (xét nghiệm kiểm tra trứng và ký sinh trùng. Thử nghiệm này được sử dụng để tìm ký sinh trùng gây tiêu chảy, phân lỏng, chuột rút, đầy hơi và các bệnh về đường ruột khác. Cục quản lý dịch bệnh Hoa Kì khuyến cáo nên kiểm tra ba hoặc nhiều mẫu phân lấy vào những ngày riêng biệt. Xét nghiệm được thực hiện để tìm ra trứng hoặc ký sinh trùng gây bệnh;
- Nội soi/soi đại tràng. Nội soi được sử dụng để tìm ký sinh gây ra tiêu chảy, phân lỏng hoặc chảy nước, co thắt, đầy hơi và các bệnh về đường ruột khác;
- Xét nghiệm máu. Một số ký sinh trùng có thể được phát hiện bằng cách kiểm tra máu của bạn. Các xét nghiệm máu tìm kiếm sự nhiễm trùng ký sinh trùng cụ thể nào đó chứ không thể tìm thấy tất cả các bệnh nhiễm ký sinh trùng;
- Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT scan. Những xét nghiệm này dùng để tìm một số bệnh ký sinh có thể gây ra tổn thương trong các cơ quan.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
nhiễm ký sinh trùng
- Thực hiện vệ sinh tốt;
- Tránh dùng nguồn nước có thể bị ô nhiễm;
- Tránh ăn thức ăn có thể bị ô nhiễm;
- Ngăn ngừa sự tiếp xúc và bị lây nhiễm phân khi quan hệ tình dục;
- Vệ sinh sau khi chăm sóc người hoặc vật nuôi bị ốm.
Bệnh nhiễm kí sinh trùng phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, thực phẩm được trồng trọt và chế biến không hợp vệ sinh, đặc biệt là tại những vùng canh tác còn giữ tập quán bón phân sống chưa qua xử trí diệt mầm bệnh cho rau xanh và cây trồng.
Người Việt Nam có thói quen ăn nhiều rau sống, gỏi sống và thực phẩm tái, thói quen này sẽ dễ dẫn đến nhiễm kí sinh trùng khi thức ăn nhiễm phải trứng giun sán. Cho trẻ em uống thuốc sổ giun định kỳ là biện pháp hiệu quả để ngăn các triệu chứng nhiễm giun sán.
-Ele Luong-
Các bài viết liên quan:
Top 4 loại thực phẩm giúp trẻ phòng chống bệnh cúm hiệu quả nhất cho mùa đông này
Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt – Bé bị bệnh gì vậy?
Rối loạn lưỡng cực ở trẻ và cách kiểm soát bệnh tâm lý này
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!