Phân trẻ sơ sinh bú mẹ và uống sữa công thức khác nhau như thế nào? Các bé bú mẹ hoàn toàn sẽ đi đại tiện khoảng 5 – 6 lần 1 ngày, trẻ đi phân hoa cà hoa cải. Với các bé bú sữa công thức thì thường sẽ đi đại tiện ít hơn so với bé bú sữa mẹ.
Nội dung bài viết:
- Trẻ sơ sinh đi ngoài ngày mấy lần?
- Phân trẻ sơ sinh bú mẹ thế nào là bình thường?
- Phân trẻ sơ sinh bú mẹ thế nào là bất thường?
- Làm thế nào để trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh?
Trẻ sơ sinh đi ngoài ngày mấy lần?
Các bé bú mẹ hoàn toàn sẽ đi đại tiện khoảng 5 – 6 lần 1 ngày, trẻ đi phân hoa cà hoa cải. Bên cạnh đó, có bé 2 – 3 ngày mới đi ngoài 1 lần nhưng phân của trẻ sơ sinh vẫn có màu vàng, mềm nhuyễn, có khi lẫn chút nước thì không phải là dấu hiệu đáng lo. Con số này có thể thay đổi mỗi ngày. Trong những tuần đầu tiên sau khi chào đời, bé có thể đi ngoài ngay trong lúc đang bú mẹ.
Với các bé bú sữa công thức thì thường sẽ đi đại tiện ít hơn so với bé bú sữa mẹ. Thông thường bé bú bình sẽ đi ngoài 1-3 lần/ ngày tùy thuộc vào loại sữa công thức mà bé uống. Đồng thời phân của bé thường dẻo, và có màu nhạt hơn, mùi cũng nặng hơn bé bú mẹ. Bé bú sữa bình thường dễ bị táo bón, mẹ cần kiểm tra phân của bé cũng như số lần đi ngoài để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Nếu bé đi ngoài nhiều lần, nên cho bé tiến hành xét nghiệm nếu bé bị vấn đề tiêu hóa hay viêm đường ruột. Hoặc có thể bé bị cảm lạnh cũng ảnh hưởng đến số lần bé đi ngoài. Mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đi chữa trị kịp thời.
Bé bú sữa công thức thì thường sẽ đi đại tiện ít hơn so với bé bú sữa mẹ (Nguồn ảnh: Unsplash)
Bạn có thể chưa biết:
Phân trẻ sơ sinh bú mẹ thế nào là bình thường?
Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Luôn là thắc mắc của các mẹ bỉm, bởi màu phân và mùi phân là yếu tố phản ánh rõ nhất tình hình sức khỏe của trẻ. Nhất là các bé bú mẹ nếu màu phân có chút thay đổi sẽ khiến các mẹ lo lắng các phải thức ăn của mẹ làm ảnh hưởng đến bé. Hay những trẻ uống sữa công thức thì có phải do loại sữa đang dùng khiến con bị bón hay tiêu chảy, từ đó mở đầu cho công cuộc đi tìm loại sữa phù hợp với con không hề đơn giản.
Phân trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn sẽ có màu vàng, sệt không thành khuôn và mùi chua. Nếu trẻ có ăn thêm sữa bò, hoặc các thành phần khác của sữa bò như váng sữa, sữa non… Thì số lần trẻ đi ngoài sẽ giảm đi, phân sẽ thành khuôn, màu vàng và mùi thối. Bé đi ngoài phân sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Mẹ nên chú ý theo dõi để thay đổi chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Nếu trường hợp không có thay đổi lượng và thành phần bữa ăn nhưng trẻ đi ngoài nhiều hơn và lỏng hơn, có nghĩa trẻ đang gặp vấn đề tiêu hóa.
Phân trẻ sơ sinh bú mẹ thế nào là bất thường?
1. Phân của con nói rằng con bị tiêu chảy
Dấu hiệu phân trẻ sơ sinh không bình thường:
- Trẻ đi ngoài nhiều lần hơn bình thường của bé.
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
- Tóe nước.
- Thay đổi màu sắc.
- Có nhầy hoặc máu.
- Có mùi thối.
Bác sĩ thường không khuyên dùng thuốc cầm tiêu chảy cho bé. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ dùng kháng sinh khi xác định trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng hoặc thuốc kháng ký sinh trùng khi nhiễm ký sinh trùng.
Bé bị tiêu chảy nặng có mất nước sẽ cần phải nhập viện để truyền dịch tĩnh mạch.
Bác sĩ có thể khuyên các mẹ cho bé bị tiêu chảy uống thêm dịch bồi phụ nước điện giải (Oresol). Sản phẩm này các mẹ có thể mua ở quầy thuốc. Chúng chứa nước và các chất điện giải có thể dự phòng và điều trị mất nước.
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Minh Hương – Bác sĩ Hồi sức cấp cứu – Khoa Hồi sức – Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang lưu ý liều dùng Oresol cho trẻ nhũ nhi là 50ml/ lần, uống 2 – 3 lần/ ngày. Khi pha Oresol cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, khi nào dùng thì mới pha gói Oresol với đúng lượng nước ghi trên hướng dẫn và dùng hết trong vòng 24h, sau đó nếu còn thừa thì không nên dùng nữa. Nước dùng để pha dung dịch oresol là nước nguội, không dùng nước khoáng. Lưu ý lắc đều, hòa tan trước khi uống. Để hiệu quả nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Oresol cho trẻ.
Bạn nên dùng nước nguội pha dung dịch oresol, không pha với nước khoáng (Nguồn ảnh: VINMEC)
Bạn có thể chưa biết:
2. Con có nguy cơ táo bón rồi mẹ ơi
Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh là đại tiện khó khăn, rặn nhiều, mặt đỏ lên, xì hơi có mùi khó ngửi. Trẻ tự đại tiện được, hoặc cha mẹ phải thụt thì thấy phân bé sơ sinh keo như đất sét, dây, dính và bết. Bụng hơi phình, trẻ khó chịu, ậm ạch, hay quấy khóc, ăn ít hơn, tăng cân chậm, ngủ không ngon giấc hay bị giật mình.
Táo bón cũng làm trẻ ăn ít hơn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể kém. Trẻ chậm tăng cân hơn so với thời điểm không táo bón.
Trẻ có thể bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng.
Làm thế nào để trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh?
Nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn thì sự điều chỉnh chế độ ăn của mẹ là hết sức quan trọng. Trường hợp mẹ mắc táo bón cần giải quyết tình trạng táo bón cho mẹ.
- Mẹ hãy hạn chế tối đa những đồ ăn cay nóng, các chất kích thích.
- Nên tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.
- mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3 lít nước một ngày.
Nếu bé bú sữa ngoài, mẹ cần chú ý chọn sữa phù hợp với con (Nguồn ảnh: Unsplash)
Nếu bé đã dùng sữa ngoài, cha mẹ cần xem xét và có thể thay đổi loại sữa có bổ sung thêm chất xơ phù hợp hơn cho bé. Chú ý pha sữa đúng lượng nước theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Mẹ nên thường xuyên massage cho bé theo khung đại tràng 3-4 lần trên ngày để kích thích nhu động ruột khi trẻ đói.
Mẹ hãy nhớ rằng, trẻ sơ sinh không nhất thiết phải đi ị hàng ngày. Chỉ cần bé vẫn ăn sữa bình thường, vui vẻ, tươi tỉnh, không có hiện tượng sốt. Nghĩa là bé vẫn đang hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh.
Nguồn thông tin: Thuốc oresol là thuốc gì? Công dụng và cách pha – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!