Trẻ sơ sinh đi ngoài là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các mẹ, đặc biệt là những mẹ lần đầu chăm sóc em bé. Con đi ngoài như thế nào là bình thường? Những dấu hiệu nào cho thấy bé đang gặp vấn đề về bài tiết? The Asianparent Việt Nam sẽ giải đáp một cách chi tiết và rõ ràng để mẹ có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm trong chuyện nuôi nấng và chăm sóc con yêu.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có màu xám lẫn xanh
Sau khi bé chào đời từ 2-3 ngày, nhiều mẹ nhận thấy phân của con có màu xanh xám. Mẹ hãy yên tâm đây là hiện tượng hết sức bình thường đối với một em bé mới chui ra khỏi bụng mẹ.
Màu nâu xám của phân bé chính là các chất mà con nuốt vào khi còn đang ở trong bụng mẹ. Sau khi ra đời, chúng được thải ra ngoài dưới dạng phân mềm, mịn. Sau khi loại phân này được thải ra hết, mẹ sẽ thấy phân của bé chuyển sang màu nâu vàng.
Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, nếu trong vòng 48 giờ đầu tiên sau sinh mà bé không ị chút nào thì đây là dấu hiệu cho thấy bé có thể đang bị hiện tượng tắc ruột.
trẻ sơ sinh đi ngoài
Tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài ngay sau khi con ăn sữa?
Các bé sơ sinh 2-3 tháng tuổi, đặc biệt là những bé bú mẹ thường ị ngay khi bé vừa mới ăn xong. Đây cũng được xem là một điều hoàn toàn tự nhiên ở trẻ sơ sinh.
Lý do là vì khi dạ dày con đã chứa đầy sữa, ngay lập tức cơ thể sẽ báo tín hiệu tới hệ thần kinh và truyền tới ruột. Đây là một phản xạ bài tiết xuất hiện trong những tháng đầu tiên của trẻ sơ sinh.
Có phải là điều bất bình thường nếu trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều từ 3-4 ngày/lần?
Với các bé bú mẹ, con có thể không ị trong nhiều ngày liền do sữa mẹ không có nhiều chất thải là chất xơ. Cơ thể bé sẽ hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Cho nên nếu thấy bé nhiều ngày chưa xì xoẹt thì mẹ cũng đừng quá lo lắng.
Trẻ sơ sinh đi ngoài ít – Mỗi lần bé đi ngoài là con lại rặn đến đỏ mặt tía tai?
Ở bé sơ sinh, các cơ liên quan đến bài tiết vẫn chưa có sự phối hợp một cách hoàn chỉnh như người lớn. Bộ phận đẩy chất thải trong người con đã làm việc nhưng cơ phía hậu môn vẫn chưa mở ra. Do đó, mà con phải dùng nhiều sức rặn hơn mỗi lần đi ị. Khi trẻ lớn dần, hệ thần kinh phát triển hơn, hiện tượng rặn ị đỏ mặt tía tai như trên sẽ biến mất.
Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh đi ngoài hay rặn nhiều và phân cứng thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy bé đang bị táo bón. Mẹ cần xem xét kĩ hơn để tìm ra cách xử lý phù hợp theo từng tháng tuổi của con.
Khi nào thì bé sơ sinh đi ngoài được coi là bị tiêu chảy?
Trẻ sơ sinh đi ngoài bị coi là tiêu chảy tiêu chảy nếu bé có các biểu hiện sau:
- Đi phân lỏng hoặc đi ngoài ra nước ít nhất 3 lần/ngày.
- Bé quấy khóc vì đau nhức cơ thể.
- Phân có lẫn máu
- Con có thể bị sốt, đau đầu và nôn mửa.
trẻ sơ sinh đi ngoài
Nguyên nhân bé bị tiêu chảy thường là do:
- Vi khuẩn xâm nhập vào nguồn nước và thức ăn của trẻ thông qua việc con ngậm mút tay không vệ sinh.
- Thức ăn bị nhiễm khuẩn, chế biến chưa chín, không sạch sẽ.
- Con bị dị ứng với thành phần protein trong sữa bò hoặc bị dị ứng sữa (trường hợp bé ăn sữa công thức).
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do vi rút cúm theo đờm vào trong dạ dày và ruột của bé.
- Bé có giun sán trong đường ruột.
Mẹ cần hết sức lưu ý khi bé sơ sinh đi ngoài, tiêu chảy dẫn đến hiện tượng cơ thể mất nước
Mất nước là một trong những hệ quả nguy hiểm của hiện tượng tiêu chảy. Đây cũng là một trong các nguyên nhân có thể khiến trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị tử vong. Do đó mẹ cần lưu ý và quan sát kĩ xem khi con bị tiêu chảy có các hiện tượng như:
- Lượng nước tiểu ít
- Môi, lưỡi đều rất khô
- Mắt lờ đờ, mệt mỏi
- Nặng hơn thì mẹ sẽ thấy chân tay con lạnh ngắt, bé thở dồn dập và khó thở.
Mẹ cần xử lý sơ cấp như thế nào trong trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài và sốt?
Điều quan trọng cơ bản đầu tiên khi trẻ sơ sinh đi ngoài, tiêu chảy là mẹ phải bù lại lượng nước đã mất cho con bằng cách:
- Tăng cường cho con bú sữa mẹ.
- Sử dụng sữa công thức không chứa thành phần lactose.
- Nếu con đã ăn dặm thì bổ sung nước hoặc nước điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tạm thời ngừng cho bé uống các loại nước hoa quả vì có thể khiến bé bị tiêu chảy nhiều hơn.
- Với các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé đi khám để được kiểm tra cũng như xử lý kịp thời.
trẻ sơ sinh đi ngoài
Vì sức khỏe của con, mẹ hãy giúp bé sơ sinh phòng tránh tiêu chảy, đi ngoài
Trẻ sơ sinh đi ngoài tiêu chảy thường là do vi rút xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng, ăn uống và ngậm đồ. Do đó, để bé không gặp phải vấn đề này mẹ đừng quên chú ý kĩ lưỡng tới vấn đề vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn hàng ngày của con.
Trường hợp bé bị cảm cúm, mẹ nên hút đờm và rửa mũi để tránh vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày và ruột của trẻ.
Mẹ đừng quên thường xuyên lau rửa, diệt khuẩn đồ dùng và đồ chơi của bé. Nếu con thích mút tay, hãy rửa tay cho con thường xuyên và sạch sẽ.
Ngoài ra củng cố và tăng cường hệ miễn dịch cho bé cũng là một trong các phương pháp hiệu quả để bảo vệ bé trước tiêu chảy cũng như các căn bệnh khác.
Nếu trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và máu thì mẹ nhớ đưa con đến khám bác sĩ sớm nhé.
Theo The Asianparent Thái Lan
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!