Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường và những thắc mắc phổ biến của mẹ bầu về nước ối

Lượng nước ối mỗi giai đoạn là khác nhau, tuy nhiên, mẹ bầu cần duy trì một lượng nước ối ổn định và vừa đủ. Dù là ở trong giai đoạn nào của thai kỳ đi chăng nữa để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Ở mốc thai 20 tuần tuổi, chỉ số bình thường của nước ối vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25-26 tuần. 

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Vai trò của nước ối trong 9 tháng thai kỳ
  • Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?
  • Nước ối có màu xanh có nguy hiểm không?
  • Làm gì khi bị thiếu ối hoặc dư ối?

Vai trò của nước ối trong 9 tháng thai kỳ

Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai. Nước ối được tạo thành từ ba nguồn gốc: thai  nhi, màng ối và máu mẹ. Như vậy, ngay từ đầu thai kỳ, nước ối đã có chức năng nuôi dưỡng phôi thai. Sau khi lá nhau được thành lập, nước ối giữ phần biến dưỡng nước và các chất khác bảo đảm cho sự sống còn và phát triển của thai.

Thai từ 34 tuần trở lên hấp thu từ 300-500ml nước ối mỗi ngày. Lượng nước ối này vào ruột góp phần tạo phân su, vào máu góp phần cân bằng dịch trong cơ thể thai nhi. Và được lọc một phần tạo thành nước tiểu cho bé.

Nước ối còn có chức năng bảo vệ, che chở cho thai tránh những va chạm, sang chấn. Đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối.

Về mặt cơ học, nưốc ối tạo môi trường cho thai phát triển hài hòa và bình chỉnh về ngôi thai trong ống sinh dục của mẹ trong những tháng cuối thai kỳ. Trong lúc chuyển dạ sanh, nước ối tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Nước ối giúp thành lập đầu ối nong cổ tử cung của mẹ. Giúp cho sự xóa mở cổ tử cung được thuận lợi hơn.

Nước ối là môi trường sống của thai nhi (Nguồn ảnh: iStock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bạn chưa biết:

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường?

Chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Thông thường, lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai. Ở 20 tuần tuổi, chỉ số bình thường của nước ối vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25-26 tuần. Thời điểm 32-36 tuần, chỉ số nước ối của thai nhi tăng thêm đến khoảng 800ml hoặc cao hơn. Đến tuần 40-42 giảm xuống còn khoảng 540-600ml.

Đây là khoảng thời gian mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ. Do đó, bác sĩ cần nắm chỉ số nước ối của thai nhi để theo dõi tình hình sức khỏe.

Chỉ số nước ối được ký hiệu là AFI. Để đo chỉ số này, bác sĩ sẽ thực hiện theo thủ thuật sau: Lấy rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần với 2 đường dọc ngang. Ở mỗi phần, chọn ra túi ối sâu nhất để đo chiều dài. Cộng 4 chiều dài này lại sẽ ra chỉ số ối AFI.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nước ối bắn ra trong lúc mổ lấy thai (Nguồn ảnh: iStock)

Dựa vào bảng chỉ số nước ối theo tuần chi tiết sau đây, bạn có thể biết chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường, khi nào là bất thường:

Mức độ  AFI (cm) Lưu ý
Bình thường  6 – 18cm Mẹ bầu có thể yên tâm với chỉ số nước ối bình thường này
Dư ối 12 – 25 Dư ối nằm trong chỉ số này vẫn ở trong hạn mức an toàn, do đó mẹ bầu không cần quá lo lắng.
 

Đa ối

 

> 25cm

Với kết quả đa ối, mẹ bầu phải đối diện với rất nhiều biến chứng thai kỳ như vỡ ối sớm, sinh non, nhau bong non, băng huyết sau sinh.
Thiểu ối <= 5cm Thiểu ối thường đi kèm với nguy cơ cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi: Tăng tỷ lệ sinh mổ, tăng tỷ lệ suy thai và dị tật thai nhi.
Vô ối <3cm Thiếu ối dẫn đến vô ối có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc sinh non.

Chỉ số nước ối của bà bầu bao nhiêu thì phải mổ?

Mẹ đã biết chỉ số ối bao nhiêu mm là bình thường? Bà bầu có thể ước lượng chỉ số của nước ối của mình tương ứng với các trường hợp trên. Và thông qua sự tư vấn của bác sĩ khoa sản nhằm có hướng điều chỉnh kịp thời. Cùng đó, khi chỉ số nước ối an toàn (chỉ số AFI) là dưới 5cm khi thai 37 tuần tuổi trở đi sẽ được chỉ định sanh mổ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bạn chưa biết:

Nước ối có màu xanh có nguy hiểm không?

Bên cạnh chỉ số nước ối của thai nhi bình thường, nước ối tốt sẽ có màu trong suốt hoặc màu trắng trong. Trong những tuần cuối thai kỳ, có thể nước ối sẽ bị rò rỉ một chút. Nhiều thai phụ không phân biệt được đâu là nước ối và đâu là nước tiểu. Thấy hoang mang khi có cảm giác chất lỏng chảy ra khỏi vùng kín. Trên thực tế chỉ cần chú ý vào màu sắc là có thể phân biệt được hai loại dịch này. Hoặc mẹ bầu có thể sử dụng quỳ tím nhé.

Từ tuần 38 tới ngày sinh, nước ối sẽ có màu trắng đục. Trong khi đó, nước tiểu của chị em có màu vàng, nhạt hoặc đậm.

Tuy nhiên, nếu nước ối có màu xanh. Có thể vi khuẩn đã xâm nhập vào tử cung. Khi bị nhiễm trùng nước ối,  lúc này nước ối màu xanh đục và có mùi hôi cùng mủ.

Nếu như chị em bị viêm nhiễm phụ khoa trước hay trong thời kì mang thai mà điều trị không đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm màng ối. Màng ối này sẽ có thể vỡ ra ở bất kì thời gian nào của thai kỳ. Bị viêm màng ối, mẹ bầu dễ bị vỡ ối non, có thể sinh non, chấm dứt thai kì sớm hoặc khó có thể cứu được thai nhi. Sức khỏe của chị em cũng bị ảnh hưởng.

Các mẹ chú ý nếu bị rỉ ối, sẽ có cảm giác như bị són tiểu, vùng kín dịch nước ối màu xanh đục, mùi hôi và mủ. Hãy đi khám ngay để kiểm tra xem có phải đã bị viêm ối không để điều trị kịp thời.

Cách phân biệt nước ối và nước tiểu

Mẹ hãy cùng 1 trong số các cách sau đây để phân biệt được sự khác nhau giữa nước ối và nước tiểu. Dựa vào cảm giác của mình, mẹ cũng có thể xác định được đó là nước tiểu hay nước ối.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1/ Nếu mẹ vừa đi vệ sinh và bàng quang hoàn toàn trống rỗng, nhưng dịch vẫn tiếp tục tiết ra ướt cả quần nhỏ thì đó có thể là do rỉ ối.

2/ Dùng một chiếc băng vệ sinh sẽ giúp mẹ bầu xác định được liệu đây là nước tiểu hay nước ối.

3/ Để chắc chắn hơn, mẹ có thể sử dụng giấy quỳ để kiểm tra độ pH của chất lỏng.

  • Nếu chất lỏng tiết ra khiến cho giấy quỳ chuyển sang màu đỏ, thì đó chắc chắn là nước tiểu vì độ axit trong nước tiểu cao.
  • Nếu chất lỏng này khiến cho giấy quỳ chuyển sang màu xanh, đó chính là nước ối vì nước ối có tính kiềm cao hơn.

Làm gì khi bị thiếu ối hoặc dư ối?

Xử lý thế nào khi bị thiếu ối

TS. BS. Lê Thị Thu Hà – Khoa Sản A – Bệnh viện Từ Dũ cho biết: Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu ối có thể dẫn đến tình trạng dây rốn bị chèn ép, gây thiếu máu và chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Bởi nước ối được tạo nên do thai nhi thải qua đường tiểu. Lượng máu vận chuyển dinh dưỡng đến thai nhi tăng lên thì đồng nghĩa với máu đi về thận của mẹ cũng sẽ nhiều hơn dẫn đến lượng nước tiểu và thể tích ối của mẹ cũng tăng lên.

Khi sản phụ bị thiếu ối cần khảo sát hệ niệu thai nhi qua siêu âm xem có bất thường hay không. Nếu loại trừ những hệ niệu, thì thai phụ cần tăng cường dinh dưỡng, uống nhiều nước (5 lít/ ngày), nằm nghỉ ngơi nhiều và nên nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ dưới. Điều quan trọng là bạn theo dõi cử động thai mỗi ngày, nếu thai máy yếu bạn nên đến bệnh viện ngay!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, các mẹ có thể uống nước dừa 2-3 lần/tuần. Vì loại nước này cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào khẳng định rằng loại thức uống này sẽ làm bé sinh ra trắng hồng. Đặc biệt, trong trường hợp mẹ bầu bị thiếu ối, không đủ lượng nước ối bình thường, bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước dừa giúp bổ sung lượng ối một cách hiệu quả và cũng giúp cho nước ối trong hơn.

Nước dừa giúp bổ sung ối cho mẹ (Nguồn ảnh: iStock)

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lệ thuộc quá nhiều vào một loại trái cây. Có thể đa dạng nước uống với, chủ yếu vẫn là nước tinh khiết. Tiếp đến là các loại nước trái cây như cam, ổi, cóc, chanh dây, uống sữa, nước mía… Điều này có tác dụng củng cố sức khỏe của toàn cơ thể nói chung. Giúp cho mẹ ít mắc phải các vấn đề bất thường trong quá trình mang thai.

Mẹ dư ối cần làm gì?

Nếu mẹ bầu bị dư nước ối ở dạng nhẹ, bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc lợi tiểu để thải bớt lượng nước ối ra ngoài. Còn trong trường hợp dư ối nặng, bác sĩ cần theo dõi kỹ lượng nước ối của thai phụ. Nếu nước ối tăng quá nhanh có thể phải phẫu thuật, chọc ối để rút bớt lượng nước ối, đảm bảo an toàn.

Một khi đã rơi vào tình trạng dư ối lúc mang thai, dù nhẹ hay nặng, mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình.

Vậy bạn đã biết mức nước ối bình thường là bao nhiêu. Hãy khám thai đúng lịch hẹn với bác sĩ để kịp thời phát hiện và xử lý những bất thường về nước ối mẹ nhé!

Nguồn tham khảo: Chỉ số ối bao nhiêu là vừa?  – Bệnh viện Từ Dũ

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh