Bàng cách sử dụng thủ thuật truyền ối, các bác sỹ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã cứu sống thành công một thai phụ bị cạn ối ở tuần thai thứ 24.
Sử dụng thủ thuật truyền ối để cứu sống thai phụ bị cạn ối khi mang thai 24 tuần
Chị Trần Thị V.A (21 tuổi, ở Phú Thọ) mang thai ở tuần 24 thì cạn nước ối. Trong trường hợp này, người mẹ có thể gặp phải những nguy hiểm tới tính mạng thai nhi hoặc xấu nhất là thai phụ phải đình chỉ thai kỳ.
Tuy nhiên sau khi mẹ bầu đươc đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các bác sĩ đã chẩn đoán thai phụ trong tình trạng vỡ tử cung. Để cứu sống thai phụ, các bác sĩ tiếp tục truyền ối vào tử cung để nuôi em bé, đồng thời cho bệnh nhân dùng những loại thuốc tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ, tránh nhiễm trùng và con có thêm thời gian để phát triển.
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội, truyền ối vào buồng tử cung cho thai phụ Va.A. là quyết định liều lĩnh. Ông cho biết:
“Khi chúng tôi bơm từng giọt nước ối vào buồng tử cung, thai nhi liền động đậy, bơi trong buồng ối đầy. Điều đó chứng tỏ bé đang phát triển bình thường.
Kết quả xét nghiệm gene cũng cho thấy bé hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ là tử cung người mẹ gặp bất thường, không thể tiếp tục nuôi sống con nếu không được hỗ trợ. Bác sĩ sẽ làm điều đó thay thai phụ”.
Điều kỳ diệu mang tên “y học”
5 tuần giữ thai cho thai phụ V.A là quãng thời gian thử thách. Mỗi ngày, các bác sĩ phải hội chẩn với nhau về tình trạng lâm sàng, kết quả xét nghiệm vi sinh, đặc biệt theo dõi tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân.
Nếu thai phụ bị nhiễm trùng, bác sĩ phải mổ khẩn cấp để cứu mẹ. Tình huống xấu nhất là thai nhi không còn cơ hội cứu sống, người mẹ phải cắt dạ con.Thai nhi được giữ trong bụng mẹ thêm 5 tuần.
Vào tuần 31, bé nặng 1,5 kg và có dấu hiệu không tăng cân, các bác sĩ quyết định mổ bắt thai. Hiện tại, bệnh nhi được chiếu đèn do mắc vàng da sơ sinh và sẽ được xuất viện trong tuần tới.
Có thể nói, một lần nữa các y bác sĩ Việt Nam lại tạo nên những thành công vô tiền khoáng hậu. Em bé trong tử cung mẹ chỉ nặng 600gr ở tuần 24 nhưng đã chào đời khỏe mạnh, nặng 1,5kg.
Thủ thuật truyền ối là gì, tại sao lại có thể cứu sống thai nhi?
Thông thường thai phụ khi bị cạn ối (thiểu ối) thường được khuyến cáo uống nhiều nước, nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng để khắc phục tình trạng trên… tuy nhiên hiệu quả không cao.
Bởi vậy, việc thực hiện kỹ thuật truyền ối được đánh giá là một kỹ thuật mới, giàu tính nhân văn nhằm tăng cơ hội cứu sống những thai nhi.
Hiện nay một số bệnh viện lớn như bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện kỹ thuật truyền ối, nhằm cứu được các em bé, kéo dài thời gian mang thai và tránh được những dị tật không mong muốn mà thiểu ối gây ra.
Hiện tại, kỹ thuật truyền ối đang được trực tiếp 2 chuyên gia thực hiện là PGS. TS Nguyễn Duy Ánh Giám đốc Bệnh viện và bác sĩ Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm.
Trong đó, truyền ối thực chất là truyền dịch bù ối. Đây là kỹ thuật đưa dịch đẳng trương vô khuẩn vào buồn ối, để tăng thể tích nước ối cho bào thai. Tuy nhiên, với kỹ thuật này thiểu ối và màng ối của thai phụ phải còn nguyên vẹn và tuổi thai trong khoảng 16 – 32 tuần.
Việc truyền ối sẽ không thể thực hiện được với một số trường hợp thai nhi nhỏ hơn 16 tuần tuổi; chống chỉ định ối nhỏ hơn 25mm. Thai phụ bị rỉ ối, vỡ ối non hay thai dị dạng, nhiễm trùng cấp.
Theo beatvn, bao moi.com
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!