Chỉ số BPD trong những lần khám thai có ý nghĩa gì? Những con số này thể hiện điều gì về sự phát triển của con yêu trong bụng mẹ?
Chỉ số BPD thai nhi là gì?
Đường kính lưỡng đỉnh BPD (tên tiếng Anh là Biparietal diameter) là một trong nhiều phép đo được thực hiện trong quá trình siêu âm trong thai kỳ. Chỉ số BPD đo đường kính của hộp sọ tính từ trán ra sau gáy của thai nhi. Đường kính lưỡng đỉnh được sử dụng để ước tính trọng lượng và tuổi thai; đồng thời là chỉ số để đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi.
Một phép đo BPD còn cho biết thêm ba phép đo khác rất hữu ích là:
Có khá nhiều sản phụ bị nhầm lẫn khái niệm này với chu vi đầu của thai nhi. Chu vi đầu là đo vòng quanh đầu của thai nhi, còn đường kính lưỡng đỉnh là đo đường kính đầu của thai nhi. Hai thông số này giống như chu vi và đường kính của hình tròn.
Cách thức và thời điểm tiến hành đo chỉ số BPD
Phép đo đường kính lưỡng đỉnh thai nhi thường được thực hiện qua hình ảnh siêu âm khi thai nhi đủ 13 tuần tuổi cho đến khoảng tuần thai thứ 20 là tốt nhất. Đây là thời điểm lấy thông số BPD thai nhi chính xác nhất vì phần đầu của trẻ đang phát triển rất nhanh. Các nghiên cứu cho thấy rằng BPD trở nên kém chính xác hơn sau tuần 20.
Giải phẫu học Đường kính lưỡng đỉnh (BPD)
- Cắt ngang đầu thai nhi, ở vị trí đồi thị
- Lý tưởng, sóng siêu âm vuông góc với đường giữa đầu
- Hai bán cầu đại não đối xứng nhau
- Đường giữa bị gián đoạn bởi đồi thị và hộp vách trong suốt
- Không nhìn thấy tiểu não.
Bảng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh qua các tuần thai
Cách tính cân nặng thai nhi theo đường kính lưỡng đỉnh
Dựa vào chỉ số BPD, các bác sĩ (và ngay cả mẹ bầu) có thể tính cân nặng thai nhi theo gram theo 2 công thức sau:
Công thức 1 = [BPD (mm) – 60] x 100
Ví dụ: BPD 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg.
Công thức 2 = 88.69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng: 88.69 x 90 – 5062 = 2920g.
Khi nào chỉ số BPD đường kính lưỡng cực ở thai nhi nằm ngoài phạm vi bình thường?
Nếu kết quả cho thấy thông số của con yêu nằm ngoài phạm vi bình thường, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thêm vài xét nghiệm.
Nếu số đo BPD của bé nhỏ hơn bình thường:
Đây có thể là dấu hiệu của hạn chế tăng trưởng trong tử cung hoặc đầu của bé phẳng hơn bình thường. Tật đầu nhỏ (Microcephaly) có thể là mối lo ngại đối với những phụ nữ có thể đã tiếp xúc với virus Zika.
Nếu BPD thấp hơn hai độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình, thì phần đầu của bé sẽ được chẩn đoán là quá phẳng và nghi ngờ tật đầu nhỏ. Nhưng ngoài chỉ số BPD, để xác định chứng đầu nhỏ cũng cần thêm những yếu tố khác.
Nếu số đo BPD lớn hơn dự kiến:
Đây có thể gây trở ngại cho mẹ trong ca sinh thường, nhất là với những mẹ lần đầu sinh con. Hay nó có thể báo hiệu rằng có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ.
Ý nghĩa của các ký hiệu khác trong kết quả siêu âm thai ngoài BPD thai nhi
- GS: túi thai
- TTD: đường kính ngang bụng
- APTD: đường kính trước và sau bụng
- OFD: đường kính xương chẩm (đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất – từ trán ra sau gáy hộp sọ của thai nhi)
- CER: đường kính tiểu não
- THD: đường kính ngực
- AC: chu vi vòng bụng
- HC: chu vi đầu
- CRL: chiều dài đầu mông
- FL: chiều dài xương đùi
- HUM: chiều dài xương cánh tay
- Ulna: chiều dài xương trụ
- Tibia: chiều dài xương chày
- Radius: chiều dài xương quay
- Fibular: chiều dài xương mác
- AF: nước ối
- AFI: chỉ số nước ối
- BD: khoảng cách hai hốc mắt
- BCTC: chiều cao tử cung.
- EFW: cân nặng thai nhi
- GA: tuổi thai
- EDD: ngày sinh ước đoán
- Ngôi mông: mông em bé ở dưới.
- Ngôi đầu: em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
- TT(+): tim thai nghe thấy.
- TT(-): tim thai không nghe thấy.
- Para 0000: người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).
- VDRL: thử nghiệm tìm giang mai.
- HIV (-): xét nghiệm AIDS âm tính.
- CCPT: xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
- CCTT: xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
- CCPS: xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau.
- CCTS: xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.
Nhìn chung, thai phụ chỉ nên nắm sơ qua những chỉ số này để có những kiến thức cơ bản. Còn đào sâu hơn là công việc và trách nhiệm của đội ngũ y tế chuyên môn. Việc mẹ cần làm nhất là chăm sóc cho đời sống sức khoẻ và tinh thần của bản thân một cách phù hợp nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!