Cách chữa hậu sản sau sinh cho thai phụ nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể. Theo từng giai đoạn sau khi sinh mà mẹ nên có cách chăm sóc cho phù hợp để giúp sức khoẻ thể chất và tâm lý của mẹ mau chóng phục hồi.
Nội dung bài viết:
- Thế nào là chăm sóc hậu sản?
- Cách chữa hậu sản sau sinh thường theo tuần cho mẹ
Định nghĩa về khái niệm chăm sóc hậu sản
Thời kỳ hậu sản là thời gian kéo dài từ giai đoạn 3 của quá trình chuyển dạ cho đến 6 tuần sau khi sinh. Đây là thời điểm được ví von như là giai đoạn chuyển tiếp của cuộc sống mới đối với em bé, sản phụ và gia đình về thể chất, tâm lý và tình trạng xã hội. Có hai loại: chăm sóc hậu sản thường đối với thai phụ sinh bằng đường âm đạo và chăm sóc hậu sản đẻ mổ.
Bạn có thể chưa biết:
Tránh 9 điều cấm kỵ khi chăm sóc sau sinh mổ để mau chóng hồi phục sức khỏe
Mục đích của việc chăm sóc hậu sản
- Đẩy mạnh quá trình phục hồi của cơ thể từ lúc chuyển dạ cho đến lúc lâm bồn
- Hồi phục lại cảm xúc/tâm lý và thể chất
- Theo dõi tình trạng người mẹ trong thời kỳ hậu sản
- Phát hiện những biến chứng liên quan đến tinh thần và bệnh lý để kịp thời can thiệp
- Tuyên truyền, khuyến khích các bà mẹ chăm sóc sức khoẻ bản thân; gắn kết với con
Chăm sóc hậu sản giúp mẹ nhanh hồi phục hơn (Nguồn ảnh: istockphoto)
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Dung, nguyên bác sĩ khoa sản, bệnh viện Từ Dũ cho biết những biến chứng phổ biến trong giai đoạn hậu sản gồm có:
- Băng huyết: Dấu hiệu băng huyết điển hình là chảy máu nhiều ngay sau khi sinh và xổ nhau, làm sản phụ bị choáng, da xanh, mạch nhanh, chân tay lạnh…
- Nhiễm khuẩn hậu sản: Nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục do nhiều nguyên nhân như sót nhau, vệ sinh sau sinh kém, nhiễm trùng khi chuyển dạ
- Tiền sản giật
- Trầm cảm: cảm giác lo âu, căng thẳng, thậm chí tuyệt vọng thường gặp ở nhiều mẹ, nhất là khi lần đầu chăm sóc con nhỏ và đối diện với những thay đổi của cơ thể
- Vấn đề về đường tiểu như tiểu són, tiểu không tự chủ được…
Chăm sóc hậu sản thường theo tuần
Tuần đầu tiên
Nếu sinh thường tại bệnh viện, thai phụ sẽ được giữ lại bệnh viện khoảng vài ngày để theo dõi. Khu vực âm đạo của mẹ có thể bị đau khá nhiều tùy thuộc vào quá trình sinh.
Đau vùng chậu cũng là hiện tượng bình thường. Tuần đầu tiên, sản phụ cũng sẽ nhận thấy âm đạo tiết một chút máu, đây là sản dịch. Máu sẽ có màu đỏ tươi, nhưng cuối cùng sẽ chuyển sang màu nâu giống như vào cuối kỳ kinh. Mẹ bỉm cũng có thể cảm thấy những cơn co thắt nhỏ, đặc biệt là khi cho con bú, đây chỉ là tử cung đang trong quá trình co lại về kích thước trước khi mang thai.
Sau sinh 2-3 ngày chị em đã có thể tắm gội bằng nước ấm (Nguồn ảnh: istockphoto)
Sau sinh khoảng 2-3 ngày, sản phụ có thể bắt đầu vệ sinh cơ thể và gội đầu. Không nên kiêng cử tắm rửa trong 1 tháng như dân gian vì điều này phản khoa học. Phòng tắm phải kín gió và tắm bằng nước ấm; không ngâm mình trong bồn tắm.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý cách chữa hậu sản sau sinh thường về vệ sinh vùng sinh dục, không thụt rửa và thay băng vệ sinh hay quần lót thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
Nồng độ hormone sau sinh thay đổi như nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, và mức prolactin và oxytocin tăng và giảm suốt cả ngày trong khi em bé bú có thể khiến tâm trạng của mẹ bỉm thất thường. Điều đó kết hợp với tình trạng thiếu ngủ gây ra rất nhiều cảm giác mệt mỏi và cảm giác như không có gì ổn cả.
Hãy cố gắng thoải mái nhất có thể và tâm sự, nhờ trợ giúp từ người thân nhé.
Bạn có thể chưa biết:
Chăm sóc sản phụ sau đẻ 24h: Cẩn trọng nếu không sẽ bị nhiễm trùng hoặc hậu sản
Chăm sóc mẹ sau sinh thường tuần 2
Đối với một số phụ nữ, tuần này sản dịch sẽ bắt đầu giảm dần. Đối với vài người khác, nó có thể kéo dài đến 6 tuần. Cả hai đều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, tại thời điểm này, máu sẽ không nhiều.
Việc cảm thấy buồn vu vơ cũng hoàn toàn bình thường. Trong thực tế, hầu hết phụ nữ được cho là đã trải nghiệm qua cảm xúc tiêu cực này sau sinh. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan vì có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Nếu đang cảm thấy buồn bã và lo lắng, không thể ăn hoặc ngủ, không gắn bó với con hay ý nghĩ tiêu cực khác, hãy nói chuyện với ông xã, người thân và bác sĩ của bạn.
Kết hợp một chút vận động vào lịch sinh hoạt hàng ngày như đi dạo quanh nhà hay khu nhà bạn. Tiếp tục ăn ngon và đầy đủ cân bằng chất dinh dưỡng để mau phục hồi và có sữa cho con bú.
Tuần thứ 6 sau sinh
Đây là giai đoạn tử cung thường trở lại kích thước trước khi mang thai và máu ngừng chảy. Hầu hết, các mẹ bỉm sữa có thể quay lại lịch sinh hoạt bình thường bao gồm cả tập thể dục và hoạt động tình dục. Nhưng cũng tuỳ thể trạng từng người, do đó hãy đảm bảo hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu có bất kỳ lo lắng nào kéo dài về sức khỏe tinh thần hoặc cảm xúc vào thời điểm này, hãy tìm sự trợ giúp từ những bác sĩ có chuyên môn.
Cảm thấy kiệt sức và quá tải là điều bình thường, nhưng cảm giác chán nản và tuyệt vọng là dấu hiệu nguy hiểm, cần được điều trị.
Chăm sóc hậu sản bao gồm cả thể chất và tinh thần (Nguồn ảnh: istockphoto)
Quá trình chăm sóc sau sinh thường không chỉ bao gồm việc phục hồi sức khỏe, phòng ngừa các vấn đề hậu sản mà còn gồm cả chăm sóc đời sống tinh thần cho mẹ. Có rất nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh do không được người thân, gia đình hỗ trợ hay không tìm được tiếng nói chung mà dẫn đến stress, trầm cảm sau sinh nghiêm trọng, ảnh hưởng không ít đến đời sống cũng như việc nuôi dạy con. Hơn lúc nào hết, trong giai đoạn hậu sản này, chị em cần nhận được sự hỗ trợ từ chồng, người thân trong gia đình về mọi mặt đồng thời chú ý đến việc nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng để trải qua giai đoạn này 1 cách nhẹ nhàng nhất.
Nhìn chung, sau 6 tuần thì cơ bản là thời kỳ chăm sóc hậu sản thường kết thúc. Điều quan trọng là hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn với bản thân. Hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt mẹ nhé.
Nguồn tham khảo: Bí quyết phòng và ngừa bệnh hậu sản – vnexpress
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!