Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh từng bước sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong hành trình chăm sóc con yêu trong những ngày đầu đời. Những điều cần lưu ý trong quá trình này là gì?
Những điều mẹ và gia đình cần biết về rốn trẻ sơ sinh
Dây rốn của con sẽ có cảm thấy man mát nếu ba mẹ chạm vào và có màu trắng xanh ngay sau khi được sinh ra. Dây rốn sau khi được cắt và cuống rốn sau khi được kẹp dần dần sẽ bắt đầu khô và chuyển sang màu vàng nâu.
Từ từ phần cuống rốn này sẽ trở nên cứng và sẽ sớm bị khô, chuyển sang màu đen và rụng. Phần cuống rốn có thể tồn tại lâu hơn nếu con sinh non. Đa số các trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn sau khoảng 7-10 ngày sau sinh và sau khoảng 15 ngày thì phần cuống rốn sẽ liền hoàn toàn.
Và với những cặp đôi lần đầu làm cha làm mẹ thì việc bối rối chưa biết cách vệ sinh rốn cho bé sơ sinh là rất bình thường. TheAsianparent sẽ hướng dẫn bạn ở phần tiếp theo.
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
- Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh rốn cho bé
- Cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết gồm: tăm bông, có thể sử dụng dung dịch vệ sinh rốn do bác sĩ chỉ định hoặc sử dụng cồn miếng y tế 70 độ hoặc nước muối sinh lý 0,9%.
- Dùng bông hoặc gạc sinh thấm khô vùng rốn của trẻ
- Sau đó dùng tắm bông hoặc miếng bông sạch tẩm dung dịch vệ sinh rốn
- Dùng tăm bông được tẩm dung dịch vệ sinh rốn lau nhẹ nhàng từ trước ra sau gốc rốn, do màng thịt vẫn còn dính ở gốc rốn nên cần thực hiện một cách từ từ. Lưu ý trong cách vệ sinh rốn cho bé: cần cầm đầu dây của cuống rốn khi vệ sinh rốn.
- Và dùng bông lau vùng gốc rốn đến vùng ngoài da xung quanh rốn. Khi thực hiện bước này, các mẹ nên vệ sinh theo một chiều, không nên lau đi lau lại.
- Rốn của trẻ cần được để khô ráo hoàn toàn, không nên sử dụng phấn rôm hay bất cứ loại thuốc nào bôi vào rốn trẻ sơ sinh.
- Cuối cùng mặc quần áo mới cho con.
Bí quyết trong việc chăm sóc và cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh
- Luôn giữ cho rốn của con sạch sẽ: nếu có vẻ bẩn, hãy dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng mà không cần xà phòng hoặc cồn rồi dùng khăn khô thấm nhẹ.
- Giữ cho gốc rốn luôn khô ráo.
- Khi cuống rốn chưa rụng thì hãy tránh để vùng rốn của con chạm nước trong quá trình tắm.
- Mắc tã cho con nên tránh che lấp phần cuống rốn. Một số loại tã dùng một lần dành cho trẻ sơ sinh có một chút khe nhỏ ở cạp quần, hoặc mẹ có thể chỉ cần gập mặt trước của tã xuống để không chạm vào rốn. Thay tã ướt và bẩn ngay lập tức để không vấy bẩn lên trên rốn.
- Chọn quần áo rộng rãi để không đè vào cuống rốn và giúp không khí lưu thông nhiều hơn và ít cọ xát hơn.
- Không bao giờ dùng tay kéo phần cuống rốn, ngay cả khi dường như nó sắp rụng. Hãy để quá trình này diễn ra tự nhiên.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng rốn
Trong quá trình chăm sóc và áp dụng cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh, hãy nhớ theo dõi kỹ càng, nếu con có những biểu hiện của nhiễm trùng rốn như bên dưới thì hãy nhanh chóng đưa đến bệnh viện:
- Vùng da xung quanh rốn bị sưng, tấy đỏ
- Rốn của con xuất hiện mùi hôi, có rỉ nước vàng hoặc thậm chí là máu
- Sốt
- Hôn mê, ăn ít, cáu kỉnh
- Xuất hiện mủ và chồi thịt ở rốn
Hiếm khi phần cuống rốn đang lành gặp phải tình trạng bị nhiễm trùng, nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu con bị nhiễm trùng, bé cần được can thiệp y tế, vì nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là một công việc tuy dễ mà khó. Chỉ cần nằm vững lý thuyết, hiểu rõ vì sao phải làm như vậy và một chút kiên nhẫn, ba mẹ sẽ hoàn toàn dễ dàng vệ sinh cho con.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!