Lưu giữ máu cuống rốn là một trong những phương pháp khoa học. Mặc dù chi phí khá là cao song việc lưu trữ này mang lại nhiều lợi ích cho bé sau này.
Hiện nay, “lấy máu cuống rốn”, “lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn” không còn là những khái niệm xa lạ. Rất nhiều gia đình lựa chọn lưu trữ máu cuống rốn. Nó giống như một hình thức mua bảo hiểm sinh học trọn đời cho con. Vậy lợi ích của những việc làm này là gì? Lấy máu cuống rốn có ảnh hưởng gì đến trẻ không?
Hãy cùng TheAsianParent Việt Nam đi sâu tìm hiểu.
Máu cuống rốn là gì?
Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh là nguồn tế bào gốc quý giá. Nó được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh hiểm nghèo cho chính trẻ và người thân trong tương lai. Vì vậy, việc lưu trữ máu cuống rốn được xem như một loại bảo hiểm sinh học trọn đời, là lựa chọn thông minh, sáng suốt, phù hợp với tiến bộ của y học hiện đại.
Máu cuống rốn có thể giúp bé chữa được nhiều bệnh
Trước đây, cuống rốn và nhau thai thường được bỏ đi sau mỗi ca sinh nở như một loại rác thải y tế. Tuy nhiên, thực tế máu cuống rốn là nguồn cung cấp dồi dào tế bào gốc tạo máu. Những tiến bộ y học hiện nay đã chỉ ra rằng những tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn có thể sử dụng để điều trị các rối loạn tương tự như các tế bào gốc tạo máu được tìm thấy trong tủy xương và trong máu ngoại vi.
Tế bào gốc để làm gì?
Tế bào gốc là dạng tế bào đặc biệt. Nó có khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành những tế bào chuyên biệt. Chính những đặc điểm này mà tế bào gốc đang được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh di truyền, bệnh do cơ quan tạo máu, bệnh miễn dịch.
Tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn nếu được lưu trữ có thể sử dụng trong điều trị hơn 80 bệnh lý bao gồm bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư máu, suy tủy, bệnh tự miễn (tiểu đường) hoặc các bệnh rối loạn di truyền (như thiếu máu, tan máu bẩm sinh).
Nếu con tôi bị bạch cầu, tế bào gốc có giúp chữa được không?
Thực tế, các tế bào kháng lại bệnh của con không thể chống lại bệnh bạch cầu. Điều này cũng đúng luôn với các tế bào gốc. Bởi khi bị rối loạn di truyền, các tế bào gốc có cùng cấu trúc với các tế bào hiện tại. Nói cách khác, phải chờ tương lai xem có thay đổi được cấu trúc của các tế bào này hay không.
Vậy lưu giữ máu cuống rốn để chữa bệnh gì?
Sử dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn trong điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo đã chứng minh được hiệu quả tuyệt vời. Tính tới nay đã có trên 80 bệnh có thể chữa khỏi nhờ tế bào gốc từ máu cuống rốn, trong đó có nhiều bệnh lý của hệ tạo máu, rối loạn miễn dịch di truyền:
Khoảng 80 bệnh sẽ được chữa trị nếu lưu trữ máu cuống rốn
– Các bệnh ác tính về máu: Ung thư máu, đa u tủy xương, thalassemia.
– Các bệnh tự miễn: Tiểu đường, lupus ban đỏ.
– Rối loạn chuyển hóa.
– Bệnh liên quan tới hệ thần kinh: Tự kỷ, bại não.
– Tái tạo mô bị tổn thương do xơ gan, bỏng.
– Các bệnh về sụn khớp.
Ngoài ra, trong việc cấy ghép, tế bào gốc từ máu cuống rốn sẽ giảm nguy cơ bị đào thải mảnh ghép so với tế bào gốc lấy từ nguồn khác. Yêu cầu về liều ghép tế bào từ máu cuống rốn cũng thấp hơn các nguồn khác.
Phương pháp thu tế bào gốc từ máu cuống rốn
Với công nghệ hiện đại, việc thu tế bào gốc từ máu cuống rốn đã không còn quá khó khăn nữa. Cụ thể, sẽ có ba phương pháp chính:
Thu thập từ máu ngoại vi
Trong máu ngoại vi bình thường có rất ít tế bào gốc tạo máu. Khi cần thu thập, đối tượng gồm bệnh nhân lấy tế bào gốc hoặc người hiến sẽ được dùng thuốc để huy động làm tăng tỷ lệ tế bào gốc trong máu ngoại vi.
Đầu tư cho tương lai con không bao giờ là đắt
Sau đó, bệnh nhân/người hiến sẽ tiến hành thu thập tế bào gốc thông qua hệ thống gạn tách tế bào tự động. Bệnh nhân/người hiến sẽ nằm trên giường, kết nối với hệ thống gạn tách qua đường tĩnh mạch. Máu đi ra khỏi cơ thể từ một đường vào máy. Máy sẽ lọc tế bào gốc để cho vào túi riêng. Sau đó, trả các thành phần còn lại về cơ thể qua một đường khác.
Kỹ thuật này rất ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người được gạn tách, bao gồm đau mỏi do nằm lâu 3-5 giờ, hạ canxi máu, đau nhức xương do tiêm thuốc huy động…
Thu thập từ tủy xương
Tủy xương là nơi trú ẩn chính của các tế bào gốc tạo máu nên đây nguồn tế bào gốc rất dồi dào.
Bệnh nhân/người hiến sẽ được đưa vào phòng phẫu thuật, được gây mê và chọc hút tế bào gốc tại tủy xương ở vùng xương chậu (thường phía trên vùng mông). Thể tích dịch tủy cần lấy có thể từ 500-1000ml tùy từng trường hợp. Nhiều trường hợp bệnh nhân/người hiến sẽ cần truyền bù máu để bù đắp lại lượng dịch đã lấy.
Những ảnh hưởng chính của kỹ thuật này bao gồm đau tại vùng chọc tủy, ảnh hưởng của thuốc gây mê, giảm thể tích tuần hoàn…
Thu thập máu dây rốn
Máu dây rốn được lấy từ tĩnh mạch của dây rốn và rất dồi dào tế bào gốc. Thời điểm lấy được máu dây rốn tốt nhất là ở đoạn giữa của quá trình sinh nở, sau khi đứa trẻ đã ra đời và cắt, kẹp dây rốn nhưng bánh rau vẫn còn nằm trong cơ thể mẹ.
Kỹ thuật viên sẽ dùng kim chọc vào tĩnh mạch của dây rốn để máu đi vào túi có chất chống đông và cố gắng lấy được toàn bộ số máu trong dây rốn. Trong trường hợp cần thiết có thể lấy thêm máu từ bánh rau sau khi đẻ rau.
Kỹ thuật này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và người mẹ.
Dịch vụ lưu giữ máu cuống rốn có đắt không?
Không hẳn là đắt. Việc lưu giữ máu cuống rốn dao động từ 2.000 – 4.500 USD trong tối đa 21 năm. Phí nộp thường niên dao động từ 100 – 300 USD.
Mà thực ra, đầu tư cho tương lai con em thì bao nhiêu cũng được.
Lưu giữ máu cuống rốn ở đâu tốt?
Trên thế giới hiện nay đã có trên 400 ngân hàng máu cuống rốn được thành lập tại 97 quốc gia. Tại Việt Nam, có khá nhiều bệnh viện có thể cung cấp dịch vụ này.
Hiện tại ở Việt Nam có khá nhiều bệnh viện cung cấp dịch vụ lưu tế bào gốc
Ví dụ như Vinmec, Việt Pháp, …. Tuy nhiên, chi phí cũng dao động không giống nhau. Thông thường, nhũng người có điều kiện mới có thể sử dụng dịch vụ này vì mặt bằng giá chung cũng khá là cao so với mức thu nhập của người Việt Nam.
Liệu có đảm bảo máu cuống rốn được an toàn không?
Máu cuống rốn có thể nói là rất khó lưu trữ. Nhưng may thay, với sự tiến bộ của khoa học và y học, điều này đã hoàn toàn được bù đắp. Dịch vụ này sẽ đem lại cho người sử dụng:
– An toàn tuyệt đối, tối đa thời gian lưu trữ
– Quy trình xử lý, lưu trữ toàn diện, và khép kín
– Chất lượng tế bào gốc máu cuống rốn lưu trữ đạt chuẩn quốc tế
– Bảo mật tối đa với hệ thống an ninh công nghệ cao
– Khả năng ứng dụng cao
Tôi có thể hiến tế bào gốc của con tôi không?
Từ trước tới nay, việc từ thiện luôn được đánh giá cao. Với một nghĩa cử cao đẹp là hiến tế bào gốc vào Ngân hàng Tế bào, bạn chắc chắn sẽ mang lại niềm hy vọng cho rất nhiều người khác.
Nhưng hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động. Bởi lẽ, có thể bạn không lấy lại được trong trường hợp cần thiết đâu nhé.
Tôi có nên đăng ký dịch vụ này?
Thực ra, đăng ký hay không là tùy bố mẹ. Tác giả cũng rất muốn đưa ra một câu trả lời thỏa đáng. Song, cái này lại phụ thuộc vào lựa chọn của phụ huynh.
Tùy hoàn cảnh mà nhiều gia đình nên hoặc không nên chọn việc lưu trữ
Nếu bạn biết về tiền sử bệnh tật gia đình liên quan đến tình trạng có thể điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc, máu dây rốn có thể là cứu cánh sau này cho anh chị em hoặc thành viên khác trong gia đình.
Có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ và những người xung quanh. Hãy dành những điều tốt nhất cho con.
Lời kết
Lưu giữ máu cuống rốn là dịch vụ tốt cho con. Với những lợi ích mà nó mang lại, con hoàn toàn có thể yên tâm ít nhất đến năm 21 tuổi với việc chữa trị được hơn 80 bệnh. Nếu có điều kiện, bố mẹ nên sử dụng dịch vụ này cho con nhé.
Theo Mother
Xem thêm:
Top 6 màu son môi thịnh hành nhất Tết 2020 mà nàng nên “đu trend”!
8 tư thế chạm điểm G khiến bạn lên đỉnhtrong một nốt nhạc
Dạy con ăn ngủ đúng giờ, không còn bận rộn mẹ bất ngờ nhàn tênh
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!