Thế nào là trì hoãn kẹp dây rốn?
Trì hoãn kẹp cuống rốn là sự kéo dài thời gian từ lúc bé sơ sinh ra khỏi cơ thể mẹ hoàn toàn tới khi được kẹp dây rốn. Hành động này cho phép máu chuyển từ nhau thai sang em bé nhiều hơn (khoảng 32% thể tích máu của trẻ). Bé cũng được nhận thêm lượng sắt dự trữ rất có ích cho sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời. Tổ chức Y tế thế giới hiện nay đang khuyến cáo việc kẹp cuống rốn nên được tiến hành sau khi sinh khoảng hơn 1-3 phút (áp dụng cho cả sinh thường và sinh mổ trừ trường hợp trẻ bắt buộc phải di chuyển nhanh vì lý do sức khỏe)
Lợi ích của trì hoãn kẹp dây rốn
Trì hoãn kẹp dây rốn -Ảnh minh họa Shutterstock
Ngày càng có nhiều nghiên cứu được công bố liên quan đến trì hoãn kẹp dây rốn. Nghiên cứu được thực hiện với hơn 350 cặp mẹ / bé tại Bệnh viện de Gineco Obstetrica ở Mexico City. Kết quả thu được nhất quán với nhiều nghiên cứu trước đây, đã cung cấp bằng chứng vững chắc về lợi ích của việc trì hoãn này. Một nghiên cứu từ Đại học Granada, Tây Ban Nha (2007) cũng có kết quả tương tự. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng trì hoãn kẹp dây rốn có lợi cho trẻ sơ sinh, và đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhẹ cân, sinh ra từ những bà mẹ thiếu sắt, sinh non hoặc những trẻ không được bổ sung sữa bột hoặc sữa tăng cường chất sắt.
Theo nghiên, trì hoãn việc cắt rốn sẽ giúp cho máu tồn đọng trong nhau thai được chuyển hết vào cơ thể trẻ.
Sau đây là những lợi ích tuyệt vời từ việc trì hoãn kẹp dây rốn:
Giảm nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ
Khi trẻ vừa ra khỏi cơ thể mẹ, 1/3 lượng máu của con vẫn nằm trong dây rốn. Đợi tới khi mạch dây rốn hoàn toàn ngừng đập con sẽ nhận được đủ lượng máu, nhờ đó ít có khả năng mắc phải chứng thiếu máu, ngay cả khi mẹ có tiểu sử mắc bệnh thiếu máu đi chăng nữa.
Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, chờ đợi 3 phút có thể giúp trẻ ngăn ngừa thiếu sắt trong năm đầu tiên của cuộc đời: Các nghiên cứu sinh lý học ở trẻ sơ sinh đã cho thấy rằng việc truyền từ nhau thai khoảng 80 ml máu xảy ra sau 1 phút sau khi sinh, đạt khoảng 100 ml vào lúc 3 phút sau khi sinh). Lượng máu bổ sung này có thể cung cấp thêm chất sắt, lên tới 40 sắt50 mg / kg trọng lượng cơ thể giúp ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ.
Thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một vài phút trì hoãn kẹp dây rốn khi sinh có thể thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh của trẻ vài năm sau đó. . .Trong một nghiên cứu, một nhóm gồm 263 em bé đủ tháng khỏe mạnh ở Thụy Điển được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. Một nhóm có dây rốn kẹp dưới 10 giây sau khi sinh. Nhóm còn lại được kẹp 3 phút sau khi sinh. Hai nhóm sau đó được theo dõi trong 4 năm. Những em bé được trì hoãn kẹp dây rốn thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra đánh giá các kỹ năng vận động tinh và kỹ năng xã hội của chúng.
Cân nặng của bé sẽ lớn hơn
Trì hoãn kẹp dây rốn
Bé mới sinh được cung cấp thêm máu từ nhau thai sẽ có trong lượng lớn hơn, và nhờ vậy khỏe mạnh hơn. Dữ liệu từ các ca kẹp rốn trẻ sơ sinh tại thư viện Cochrane (Tổ chức phi chính phủ của Anh đảm nhiệm việc thống kê các nghiên cứu về y học) cho thấy bé được trì hoãn kẹp dây rốn có trọng lượng cao hơn các bé kẹp rốn sớm.
Bé được cung cấp oxy lâu hơn từ mẹ
Trì hoãn kẹp dây rốn
Lượng máu bổ sung từ nhau thai giúp bé sơ sinh đối phó tốt hơn với sự thay đổi đột ngột từ môi trường trong tử cung với thế giới bên ngoài. Các tế bào hồng cầu có chứa huyết sắc tố, phân tử protein, mang oxy đến các mô trong cơ thể. Khi mới sinh, lượng máu nhỏ nhất cũng có tác động lớn đến các sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra việc trì hoãn kẹp dây rốn giúp bé vẫn nhận được oxy từ mẹ. Điều này giải thích tại sao bé vẫn thở được khi sinh trong nước. Chỉ khi bé có phản xạ thở thì khi ấy bé mới lấy không khí từ môi trường. Điều này rất có giá trị, đặc biệt là đối với các bé sinh non do chức năng phổi chưa hoàn thiện.
Có rất nhiều y bác sĩ, nhà nghiên cứu ủng hộ việc trì hoãn kẹp dây rốn. Tuy nhiên mẹ có thể tự hỏi tại sao việc này lại không phải là tiêu chuẩn trên toàn thế giới. Tại sao lại như vậy, liệu nó có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời rất rõ ràng – hầu hết các bác sĩ sản khoa đều miễn cưỡng thực hiện phương pháp này. Một trong những lý do chính là việc phải chờ đợi sẽ làm mất thêm thời gian của họ. Nếu mẹ có ý định trì hoãn kẹp dây rốn, hãy nói trước với bà đỡ hoặc bác sĩ sản khoa. Bé yêu xứng đáng được nhận những lợi ích vàng từ việc này đúng không các mẹ?
Theo: https://vn.theasianparent.com
Nguồn ảnh: CNN
Xem thêm các bài viết khác:
Dây rốn – 11 sự thật thú vị về dây rốn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên!
3 mối nguy về dây rốn các mẹ cần để ý trong thời kì chuyển dạ và sinh nở
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!