Hướng dẫn cách trữ sữa mẹ khi đi làm trở lại để con vẫn có sữa chất lượng!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách trữ sữa mẹ khi đi làm rất đơn giản chứ không cực như chị em tưởng tượng. Chỉ cần chuẩn bị máy vắt sữa, túi đựng sữa chuyên dụng, thùng đựng và túi giữ nhiệt là mẹ đã sẵn sàng! Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Thời điểm nào mẹ nên bắt đầu tập vắt sữa trước khi đi làm lại?
  • Cách bảo quản sữa mẹ khi đi làm ra sao?
  • Cách trữ sữa mẹ khi đi làm tại nơi công sở
  • Một số lời khuyên giúp mẹ chuẩn bị cho giai đoạn mới trong cuộc sống

Thời điểm nào mẹ nên bắt đầu tập vắt sữa trước khi đi làm lại?

Có rất nhiều người phụ nữ hoàn toàn nuôi con bằng sữa mẹ và cho con bú trực tiếp từ lúc chào đời. Do đó, khi thời gian thai sản gần kết thúc, câu hỏi về thời điểm nên bắt đầu tập vắt sữa và cách trữ sữa mẹ khi đi làm khá là phổ biến.

Thời gian cần và đủ trung bình để mẹ bỉm sữa bắt đầu và quen với quá trình này tầm khoảng 4 tuần trước khi đi làm trở lại. Lộ trình tham khảo như sau:

  • Vắt mỗi ngày 1 lần trong tuần đầu tiên để làm quen
  • Ba tuần kế tiếp, mỗi tuần tăng thêm 1 cữ vắt/bơm trong ngày
  • Về con, mẹ cũng phải dần tập cho con quen với việc bú sữa vắt sẵn và trữ đông. Thời gian tập cho con có thể là 2 tuần trước đó. Vì sữa đông sẽ có mùi vị khác một chút so với sữa mẹ bú trực tiếp, nên con cần thời gian để làm quen.

Khám phá thêm:

Bảo quản sữa tại nhà cho bé khi mẹ quay lại nơi làm việc ra sao? 

Khi bắt đầu vắt/bơm sữa mẹ tại nhà, mẹ nên biết cách trữ đúng để giữ được chất lượng sữa cho con. Cách trữ sữa mẹ khi đi làm lại tại nhà cho con có thể như sau:

  • Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng (chỉ dùng loại nhựa BPA free để tránh tác hại của bisphenol A lên hệ nội tiết của trẻ) có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.
  • Vì chất lỏng nở ra trong môi trường lạnh, do đó không nên đổ đầy sữa vào bình. Khi đong trữ sữa mẹ trong bình nên để lại một khoảng trống nhỏ để có không gian cho thể tích sữa sẽ giãn nở.
  • Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

  • 4 giờ đồng hồ khi nhiệt độ phòng 19-20 độ C

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh:

  • 3 ngày khi để ở ngăn mát tủ lạnh dưới 4 độ C
  • 6 tháng ở ngăn đá lạnh ở nhiệt độ -18 đến -20 độ C

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý cho người nhà hay người giúp mẹ cho con bú khi đi làm về cách rã đông sữa như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rã đông sữa mẹ đông đá:

  • Trước khi sử dụng 1 ngày, cho sữa từ ngăn cấp đông xuống ngăn mát để rã đông chậm. Cách khác là rã đông sữa trong một chậu nước đá lạnh.
  • Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng, cần nhẹ nhàng lắc sữa để lớp váng sữa nhiều chất béo và phần nước sữa trong bên dưới được hòa đều với nhau. Sau đó thay nước ngâm sữa thành nước ấm nóng để hâm sữa từ từ đến nhiệt độ thích hợp cho bé bú
  • Không hâm nóng bằng cách đun sôi hay cho vào lò vi sóng vì sữa được hâm nóng đến 37 độ C sẽ bị mất chất béo do bám vào thành bình nhiều hơn là sữa 4 độ C.
  • Lưu ý: Sữa rã đông hoàn toàn sẽ thấy một lớp váng mỏng nổi trên mặt bình, đó chính là chất béo cần thiết có trong sữa mẹ, trước khi cho bé bú, chỉ cần lắc nhẹ lớp màng đó sẽ hoà tan đều trong sữa. Nhưng nếu sữa rã đông có phần kết tủa thành đám mây trắng đục thì đó là dấu hiệu sữa đã hỏng không sử dụng được.

Khám phá thêm:

Cách trữ sữa mẹ khi đi làm tại nơi công sở

Trong thời gian trở lại nơi làm việc, mẹ vẫn phải duy trì việc hút/bơm sữa để vú và cơ thể vẫn duy trì nguồn sữa. Và không tiện lợi khi ở nhà, cách trữ sữa mẹ khi đi làm tại nơi công sở có thể gặp khó khăn hơn.

Trung bình, mẹ sẽ phải vắt sữa trung bình mỗi 3 giờ, mỗi lần 20 phút. Với lịch trình di chuyển làm việc sau khi sinh con thứ 3, Ốc Thanh Vân đã chia sẻ cách cô trữ sữa mẹ khi đi làm trở lại như sau:

  • Sử dụng túi trữ sữa có thể treo để không cần lỉnh kỉnh bình chứa
  • Hút sữa trực tiếp vào túi tiệt trùng. Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt là ép không khí ra hết khi ép miệng túi để bảo quản sữa tốt hơn. Dùng khăn sữa và bút lông dầu có sẵn để ghi chú lại ngày giờ.
  • Tự chế “tủ lạnh di động” để bảo quản sữa mang về cho con. Chuẩn bị một hộp nhựa nhỏ vừa đủ, để đầy đá vào, bỏ hộp này vào túi giữ nhiệt loại lớn. Nếu không có túi giữ nhiệt thì mẹ chịu khó thay đá mỗi khi gần tan hết.

Một số lời khuyên giúp mẹ chuẩn bị cho giai đoạn mới trong cuộc sống 

  • Đừng căng thẳng quá mức về những thay đổi trong lối sống hay cách vắt và trữ sữa mẹ khi đi làm lại, hoặc các vấn đề khác. Hãy tận hưởng khoảng thời gian bên con và liệt kê ra những việc cần làm hay chuẩn bị.
  • Trò chuyện với ông xã, ba mẹ hay chị em nếu sống chung nhà để có sự trợ giúp cho giai đoạn chuyển giao sắp đến.
  • Trao đổi và thương lượng với sếp và nhân sự ở nơi làm về những nhu cầu như thời gian và khu vực riêng tư để bơm sữa cho bé, cách làm việc để đảm bảo hiệu suất công việc,…

Duy trì việc nguồn sữa để nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ khi đã quay lại công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực và cố gắng từ người mẹ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn là có thể khi mẹ có sự chuẩn bị chu đáo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu