Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thế là:
– Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện
– Có cảm giác ớn lạnh
– Nhức đầu
– Đau nhức cơ bắp
– Chóng mặt
– Ăn không ngon
– Mệt mỏi
– Ho
– Đau họng
– Chảy nước mũi
– Buồn nôn
– Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực
– Đau tai
– Có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy
Các cách phòng bệnh để con tránh khỏi nguy cơ bị cúm:
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách luyện thói quen rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế tụ tập nơi đông người
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh cúm
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa, sát trung đồ chơi và các vị trí trẻ hay tiếp xúc
- Khi có dấu hiệu cúm thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán chính xác, không tự ý mua thuốc không theo chỉ định của bác sĩ
- Cho trẻ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, vận động hằng ngày
- Tiêm phòng vaccine cúm hằng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
2. Rôm sảy
Trời nóng cũng là lúc trẻ dễ ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là ở các phần có nếp gấp như khuỷu tay, nách, cổ, đầu, … Những lúc bé chạy nhảy cũng là lúc quần áo thường thấm đẫm mồ hôi khiến cho cơ thể trẻ có thể bị nổi mẩn. Đây là 1 trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em.
Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài.
Với trẻ nhỏ thì mặc quần áo nhiều lớp, không thông thoáng cũng có thể khiến bé bị rôm sảy.
Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.
Cách phòng bệnh để không bị rôm sảy:
– Cố gắng không để bé chạy chơi dưới trời nắng nóng. Nếu có thể hãy bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da của con.
– Cho bé mặc quần áo bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Tắm cho trẻ và hướng dẫn con thay quần áo thường xuyên nếu thấy mồ hôi ra nhiều.
– Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
Các cách phòng bệnh mùa hè cho trẻ em
3. Bệnh tiêu chảy
Một số trong những lý do phổ biến khiến trẻ em bị tiêu chảy bao gồm: nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như Salmonella và hiếm gặp hơn nữa là nhiễm ký sinh trùng như Giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Cùng với tình trạng phân lỏng hoặc chảy nước, các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột do virus thường bao gồm nôn mửa, đau bụng, đau đầu và sốt.
Bạn có thể chưa biết:
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường xuất hiện rất nhanh, có thể bao gồm buồn nôn và có xu hướng biến mất trong vòng 24 giờ.
Thông thường, triệu chứng phổ biến nhất của tiêu chảy ở trẻ em là đi phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà trẻ bị bệnh có những triệu chứng như:
- Phân có máu
- Ớn lạnh
- Sốt
- Mất kiểm soát nhu động ruột
- Đau hoặc bị chuột rút ở bụng
- Đầy hơi
- Buồn nôn
- Mất nước
- Ăn không ngon
Cách phòng bệnh tốt nhất cho bé chính là luôn cẩn trọng với các món ăn về mùa hè của bé. Đảm bảo con được ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ đã để qua đêm hoặc để tủ lạnh nhiều ngày.
4. Bệnh mùa hè ở trẻ nhỏ – Tay chân miệng
Tay chân miệng khác với một số loại bệnh như thủy đậu, sởi (đều cùng một họ vi rút gây bệnh) ở chỗ, dù bé đã từng bị một lần nhưng bé vẫn có khả năng sẽ bị tái phát. Lý do là vì:
Bệnh tay chân miệng xuất phát từ nhóm vi rút gây bệnh mang tên Enterovirus. Nhóm vi rút này lại bao gồm nhiều loại vi rút dẫn đến các dấu hiệu bệnh tay chân miệng có thể khác nhau hoặc tương tự như nhau, chẳng hạn như vi rút Coxsackie A và Enterovirus 71
Bé đã từng mắc bệnh có thể có sức đề kháng với loại vi rút tay chân miệng này nhưng lại không có khả năng chống chọi với vi rút tay chân miệng khác (nhưng thuộc cùng một nhóm vi rút gây bệnh).
Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi các biến chứng có thể xuất hiện như đờ đẫn, nôn mửa nhiều, đau đầu dữ dội, nói năng không mạch lạc, khó thở, mạch đập yếu, chân tay lạnh ngắt. Nếu bé có một trong các biểu hiện trên thì cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức.
Cách phòng tránh là luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người khi có dịch bệnh.
5. Ngộ độc thực phẩm
Các cách phòng bệnh mùa hè cho trẻ em
Trẻ bị ngộ độc thức ăn là hiện tượng trẻ ăn phải thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc, nhiễm vi sinh vật, nhiễm khuẩn và thực phẩm chứa độc tố. Ngoài ra, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên rất dễ bị ngộ độc.
Khi bị ngộ độc thức ăn, trẻ sẽ cảm thấy đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, có thể khiến trẻ bị hạ đường huyết, rối loạn điện giải, sốt, co giật, thậm chí bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
Theo các chuyên gia y tế, những triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc có thể xuất hiện sau khi ăn hoặc uống chỉ vài phút, vài giờ, nhưng cũng có trường hợp biểu hiện sau một ngày. Lúc này, trẻ sẽ có những dấu hiệu:
- Đi ngoài nhiều lần với phân lỏng, có thể lẫn máu
- Đột ngột bị đau bụng, cảm giác buồn nôn hay nôn ói, có thể nôn ra những thực phẩm đã ăn trước đó hoặc nôn ra máu
- Có thể xuất hiện tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ, và sốt nhẹ ở những trẻ lớn hơn.
- Đặc biệt, với những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng của ngộ độc thức ăn thường diễn tiến nặng hơn.
Các cách phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm:
Cha mẹ cần cố gắng sử dụng các nguyên liệu tươi và sạch để chế biến đồ ăn cho trẻ. Ngoài ra nên kiểm tra kĩ lưỡng nguồn thức ăn mỗi khi cho trẻ ra ngoài ăn cùng gia đình hoặc bạn bè.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!