Những ngày đầu năm mới, tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM liên tục xuất hiện những trường hợp nhập viện do mắc phải sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, thậm chí là cúm A/H1N1. Mặc dù tỷ lệ tử vong không cao, song nếu chủ quan, em bé và mẹ bầu hoàn toàn có thể phải trả những cái giá không hề nhỏ… Cùng chúng tôi tìm hiểu về những bệnh trẻ em 2019 để phòng tránh!
Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi vừa qua khá bất thường, đặc biệt là nắng, nóng kéo dài, độ ẩm thấp. Đây là điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn, virus là tác nhân gây ra các bệnh trên trẻ em và mẹ bầu phát triển mạnh.
Bệnh sởi – Một trong số dịch bệnh trẻ em 2019 đáng lo ngại
Chỉ trong 9 ngày Tết Nguyên đán, cả nước ghi nhận tới 664 trường hợp sốt phát ban nghi sởi rải rác ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và phía Nam.
Bệnh trẻ em 2019: Nhập viện do sởi
Riêng tại Hà Nội, chỉ trong thời gian nghỉ Tết, các bệnh viện đã tiếp nhận tới 6 ca mắc sởi, nâng tổng số ca mắc căn bệnh này từ đầu năm lên con số 114. Các ca sởi này phân bố rải rác ở 23 quận, huyện của thành phố, chưa phát sinh ổ dịch lớn.
Kinh khủng hơn, thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM chỉ ra rằng, toàn thành phố đã có 978 trường hợp mắc sởi và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.
Bệnh trẻ em 2019: Nhập viện do sởi
Đáng lo ngại hơn, số lượng trẻ nhỏ và thai phụ mắc sởi tăng một cách chóng mặt. Biến chứng của bệnh này gây viêm phổi, chuyển dạ, nhiều trường hợp còn kích thích sinh non và ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi và thai phụ. Do vậy, bệnh sởi được liệt vào một trong những căn bệnh “thiên địch” của các bà mẹ mang thai.
Bệnh sốt xuất huyết
Muỗi là vật trung gian truyền bệnh. Và một trong những căn bệnh nguy hiểm mà loài động vật này có thể truyền cho con người chính là sốt xuất huyết.
Muỗi vằn – trung gian truyền nhiễm bệnh trẻ em 2019 (Nguồn: VTV)
Cũng giống như bệnh sởi, sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới thai nhi trong quá trình mang bầu của mẹ. Biểu hiện ban đầu của bệnh này khá giống với cảm cúm thông thường nên nhiều mẹ bầu chủ quan, đến khi phát hiện thì đã muộn.
Đó là lý do vì sao, chỉ trong nửa đầu quý I/2019, TP. HCM đã ghi nhận tới 6.067 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Bệnh trẻ em 2019: Sốt xuất huyết
Tiến sĩ Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ lưu ý, khi có 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng dưới đây thì bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện:
– Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì
– Có cảm giác buồn nôn liên tục
– Đau bụng kéo dài
– Số lần đi vệ sinh ngày càng ít và lượng không nhiều
– Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam…
Ngoài ra, sau khi đến bệnh viện, nếu có thêm 3 dấu hiệu gồm: Phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm thì xin chia buồn, bạn chắc chắn đã bị sốt xuất huyết và cần điều trị ngay lập tức.
Không chỉ trẻ em, các sản phụ đang trong thời kỳ mang thai cũng cần đặc biệt lưu ý đến dịch bệnh này.
Cảnh báo bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai rất nguy hiểm:
- Virus tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu.
- Bệnh có thể gây suy thai, đẻ non, thai chết lưu do sốt và mất nước dài ngày hoặc tổn thương chức năng gan, thận.
- Khi bị bệnh, thai phụ có tình trạng pha loãng máu sinh lý, làm che lấp tình trạng cô đặc máu khiến bác sỹ khó phát hiện
- Thai phụ bị sốt xuất huyết khi chuyển dạ sẽ khiến tình trạng trở nên nguy hiểm do chảy máu kéo dài dễ gây tử vong cho cả mẹ lẫn con.
Cúm A/H1N1
Cũng có những biểu hiện của triệu chứng cúm thông thường, cúm A/H1N1 tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ cho mẹ và bé.
Cúm A/H1N1 nguy hiểm với bà bầu
Cúm A/H1N1 là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Cúm A lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2009 và nhanh chóng lây lan trong cộng đồng, trở thành đại dịch vào cuối năm 2009, đầu năm 2010. Ngay sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo dịch ở cấp độ 6 – cấp độ cao nhất.
Mới đây nhất, một mẹ bầu 31 tuổi, quê ở Thanh Hóa đã được chuyển đến bệnh viện Bạch Mai khi song thai đang 24 tuần tuổi. Những triệu chứng của thai phụ giống như các bệnh cúm thông thường khi mang thai như sổ mũi, hắt hơi…
Bị cúm khi mang thai khiến 3 mẹ con tử vong
Tuy nhiên, bệnh tình của mẹ bầu nhanh chóng xấu đi. Bệnh nhân ngay lập tức được chỉ định lọc máu, thở máy, thậm chí chạy cả tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể sau khi xác định bị nhiễm virus cúm A/H1N1. Tình trạng thai phụ không được cải thiện sau 2 tuần, dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi trắng xóa khiến thai phụ cùng hai thai nhi tử vong.
Để tránh những trường hợp đau lòng tương tự, TheAsianParent xin đưa ra một số dấu hiệu nhận biết cúm A đối với trẻ nhỏ:
– Sốt (không thường xuyên)
– Ho
– Đau họng
– Sổ mũi, nghẹt mũi
– Mắt đỏ
– Đau người
– Đau đầu
– Chóng mặt
– Tiêu chảy
– Nôn mửa
– Thân nhiệt đột nhiên cao trên 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng và trên 38,6 độ C với trẻ 1 tuổi trở lên.
Khuyến cáo của các chuyên gia y tế – Bố mẹ nên thuộc nằm lòng
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trẻ em 2019, ngành y tế khuyến cáo:
- Chủ động dọn dẹp, vệ sinh môi trường, nhà cửa, khử khuẩn, tránh để cho các vật trung gian truyền nhiễm có cơ hội sinh sản
- Thường xuyên vệ sinh tai, mũi , họng cho trẻ. Rửa tay trước khi ăn.
- Không cho trẻ và mẹ bầu ở chung môi trường với những người nghi bị bệnh
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, truyền dịch khi bị bệnh
- Nếu có dấu hiệu của các bệnh trên, cần sớm cách ly và đưa người bệnh đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị
- Đặc biệt, không chạy theo phong trào “anti – vắcxin” ! Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để hạn chế nhiều bệnh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng
Theo Đại Đoàn Kết
Xem thêm:
Con bị sốt cao 5 ngày – Dấu hiệu nguy hiểm của căn bệnh lạ Kawasaki ở trẻ
TẮC RUỘT – Căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ 3 tháng tuổi-2 năm tuổi
Bị cúm khi mang thai: Mẹ và song thai tử vong vì H1N1
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!