Tắc ruột ở trẻ là một trong những triệu chứng nguy hiểm khó lường đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi-2 năm tuổi. Tìm hiểu kiến thức cũng như triệu chứng của hiện tượng này là điều cần thiết đối với tất cả các bậc cha mẹ.
Hiện tượng tắc ruột xuất hiện ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Theo các chuyên gia cho biết, hiện tượng tắc ruột hay còn gọi là Intussusception là tình trạng phần đầu của ruột non hoặc ruột già của trẻ bị cuộn vào một đầu khác của phần ruột bên trong. Đây là một triệu chứng vô cùng nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể bị tử vong.
Mức độ nguy hiểm của hiện tượng tắc ruột ở trẻ sơ sinh
Khi ruột non hoặc ruột già của trẻ bị tắc lại sẽ kéo theo rất nhiều hệ quả nguy hiểm như:
– Máu không được đưa tới ruột sẽ khiến phần ruột này bị thối và hoại tử.
– Ruột có thể bị vỡ, gây ra nhiễm trùng vùng bụng.
– Trẻ sẽ bị nhiễm trùng máu và thậm chí dẫn đến tử vong.
Lứa tuổi dễ gặp phải hiện tượng này là trẻ sơ sinh từ tầm 3 tháng – 2 năm tuổi. Ở nhóm tuổi này, trẻ có nguy cơ gặp hiện tượng tắc ruột nhiều hơn và số lượng trẻ tử vong trong giai đoạn này cũng lớn hơn so với nhóm tuổi khác.
Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng tắc ruột mà cha mẹ cần biết
Đối với trẻ, cha mẹ cần quan sát và theo dõi kĩ càng khi có những biểu hiện bất thường. Nếu cha mẹ thấy bé có những biểu hiện dưới đây thì cần đưa bé đi khám ngay lập tức để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc.
- Bé có biểu hiện bứt rứt, chân tay cứng lại kèm theo khó chịu ở bụng.
- Bé quấy khóc thành từng đợt. Cứ 15-30 phút lại quấy khóc. Khi khóc bé co chân về phía bụng gần giống như hiện tượng Colicky pain (đau thắt bụng)
- Trẻ bị chướng bụng và có hiện tượng nôn mửa. Thời gian đầu bé sẽ chỉ nôn ra sữa hoặc thức ăn nhưng sau đó có thể xuất hiện nước vàng hoặc xanh của mật.
- Kết hợp theo dõi phân bé sẽ thấy có máu đen lẫn ở trong phân.
- Một số trẻ có hiện tượng lờ đờ, bỏ ăn và co giật.
Ảnh: Trẻ quấy khóc vì đau bụng
Cách sơ cứu và chữa trị cho trẻ bị tắc ruột
Thông thường nếu trẻ được đưa tới bệnh viện kịp thời, các bác sĩ sẽ làm sơ cứu ban đầu cho trẻ. Có 2 cách chữa trị đối với hiện tượng tắc ruột của trẻ như sau:
Cách 1: Dùng phương pháp đẩy phần ruột bị tắc ra khỏi nút tắc thông qua hậu môn của trẻ. Bác sĩ sẽ dùng thuốc thụt hậu môn hoặc một loại khí ga, barium để làm lực đẩy. Nếu thông ruột già và đẩy được phần ruột tắc ra được thì không cần thiết phải phẫu thuật. Phần lớn bệnh nhân sẽ hồi phục và ăn uống lại được từ sau 1-2 ngày.
Cách 2: Phẫu thuật mở vùng bụng. Bác sĩ sẽ dùng tay bóp đẩy để phần ruột bị tắc trở lại như bình thường. Trường hợp ruột đã bị hoại tử hoặc vỡ (hiếm gặp) thì có thể phải cắt bỏ phần bị thối. Sau đó ruột sẽ được nối lại với nhau. Với bệnh nhân phải dùng đến cách này, việc điều trị sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Thậm chí một số trẻ còn có thêm các biến chứng từ hiện tượng tắc ruột này.
Theo The Asianparent Thái Lan
Nguồn ảnh: Science Channel
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!