Tay chân miệng là bệnh có thể lây lan và gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể gây nên tử vong ở trẻ em. Tại sao bệnh này lại nguy hiểm đến vậy? Cùng tìm hiểu cách phòng bệnh tay chân miệng trong bài viết dưới đây nhé các mẹ!
Bệnh Tay Chân Miệng là gì?
Tính từ ngày mùng 1 tháng Một đến nay, Malaysia ước tính đã có khoảng 39,174 trẻ em nhiễm bệnh Tay Chân Miệng. Đây là một thông tin khá quan ngại trên toàn lãnh thổ nước này. Trước tình hình dịch bệnh gia tăng bùng nổ, mới đây, Malaysia xác nhận đã có một trường hợp trẻ tử vong vì căn bệnh này.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Một cậu bé 17 tháng tuổi được đưa đến bệnh viện vào ngày 3 tháng 6. Các biểu hiện khó thở, có vết loét trong miệng và bị cúm. Sau nhiều nỗ lực chữa trị của các bác sĩ, cuối cùng cậu bé cũng không thể qua khỏi. 3 ngày sau ngày nhập viện, cậu bé đã ra đi vĩnh viễn.
Tình hình chung của bệnh tay chân miệng
Sau nhiều xét nghiệm, các chuyên gia xác nhận rằng cậu bé chết, nguyên nhân là bệnh Tay Chân Miệng. Tác nhân chính là Enterovirus (EV71), vi rút gây ra bệnh Tay Chân Miệng. Vi rút này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phổi của người bệnh.
Ở Penang, Malaysia cũng ghi nhận 2,894 ca nhiễm bệnh, tăng 116% so với năm ngoái. Chính phủ đang hết sức nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh này bùng phát lớn hơn.
Ngoài cậu bé 17 tháng tuổi ra, ở Mukah, Sarawak cũng ghi nhận 1 trẻ 2 tuổi rưỡi chết có thể cũng do Tay Chân Miệng gây ra. Tuy nhiên giới chức trách hiện vẫn đang chờ đợi kết quả các xét nghiệm để chắc chắn về điều này.
Diễn biến bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Tay Chân Miệng là bệnh rất dễ lây và có thể lan truyền từ người này sang người khác qua đường nước bọt. Hoặc từ chất dịch bên trong mụn nước. Vi-rút này sẽ ủ bệnh trong vài tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Do đó cần phải có các quy chuẩn về chăm sóc hàng ngày cho bệnh Tay Chân Miệng trong trường hợp có ổ dịch để ngăn chặn sự lây lan.
Thời kỳ ủ bệnh là từ ba đến năm ngày. Bệnh nhân thường bắt đầu có các triệu chứng bất cứ chỗ nào trên cơ thể từ ngày thứ ba đến ngày thứ bảy bị nhiễm bệnh. Những triệu chứng này có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Trong thời gian đó đứa trẻ dễ lây bệnh cho người khác.
Vì vậy, Hãy giữ trẻ ở nhà trong thời gian bị bệnh hoặc cho đến khi dịch trong mụn nước của trẻ khô lại.
Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Các bậc phụ huynh có thể góp phần trong việc đảm bảo rằng các nhà trẻ và trường mầm non vẫn duy trì các tiêu chuẩn cao về vệ sinh cá nhân cũng như môi trường. Tất nhiên, không phải tất cả các cơ sở sẽ tuân thủ tất cả các quy định chăm sóc hàng ngày này đối với bệnh tay chân miệng.
Tuy nhiên, cha mẹ sẽ yên tâm hơn nếu các bước dưới đây được thực hiện để giảm thiểu rủi ro.
- Khi đến lớp, các thầy cô giáo sẽ kiểm tra sức khoẻ của trẻ. Nếu trẻ nào có dấu hiệu nhiễm bệnh, nên đề nghị cách ly trẻ với các bạn vẫn đang khoẻ mạnh.
- Trẻ nhiễm bệnh Tay Chân Miệng nên ở trong nhà. Không nên đến trường hay ra các sân chơi, cũng như nơi công cộng đông đúc. Hãy chờ đến khi chất dịch trong các vết loét khô lại.
- Thầy cô và trẻ đều cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ít nhất trong khoảng 10 giây. Sau đó lau khô bằng khăn của cá nhân, không dùng chung.
- Không dùng chung cốc, thìa, bát đũa và các vật dụng cá nhân khác.
- Khử trùng đúng đồ chơi chung (với thuốc tẩy gia dụng). Khử trùng đồ dùng ăn uống, khăn tắm bị ô nhiễm của các trường hợp mang bệnh.
- Cung cấp đồ chơi riêng cho mỗi nhóm trẻ để không chia sẻ giữa các nhóm. Điều này sẽ hạn chế sự tiếp xúc của các tác nhân gây nhiễm trong thời gian bùng phát dịch bệnh.
- Các đồ chơi bằng bông khuyến cáo không nên dùng.. và các đồ chơi khó để khử trùng. Trên đây là một vài cách ngăn chặn sự phát bệnh cũng như bùng phát của bệnh Tay Chân Miệng. Các phụ huynh đừng chủ quan! Hãy lưu ý những vấn đề này để những điều đáng tiếc không thể xảy ra.
Tổng hợp bài viết từ: The Asianparent Singapore
Nguồn ảnh: Internet
Các bài viết liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!