Có những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa nào mà mẹ cần an tâm? Đây là thời điểm dễ chịu và thoải mái đối với các mẹ bầu. Cơ thể các mẹ sẽ cảm thấy tràn trề năng lượng và tâm trạng tốt hơn rất nhiều. Bé yêu trong bụng cũng phát triển mạnh về hình dạng cơ thể cũng như cấu trúc não bộ. Ngoài việc đến bác sĩ kiểm tra định kỳ trình trạng của cả 2 mẹ con, mẹ bầu có thể tự nhận biết những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa mà the Asianparent Việt Nam đã tổng hợp dưới đây.
Những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa
Mẹ bầu thường xuyên đi tiểu
Một trong những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa phổ biến và dễ nhận biết nhất là mẹ bầu thường xuyên đi tiểu. Do em bé phát triển nên tử cung của mẹ cũng phải phình to gây nên một số chèn ép nhất định tới bang quang khiến mẹ muốn đi tiểu nhiều hơn. Kích thước của em bé tỉ lệ thuận với số lần mẹ muốn đi tiểu trong ngày.
Mẹ tăng cân đều
Khi thai nhi lớn dần, cân nặng của mẹ đương nhiên sẽ tăng. Nếu như mức tăng cân lý tưởng dành cho các mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất là 1kg thì sang đến tam cá nguyệt thứ 2, con số này là 5kg. Một số mẹ thậm chí còn bị giảm cân do tình trạng ốm nghén tồi tệ, nhưng chỉ qua khoảng thời gian đầu của tam cá nguyệt thứ 2, mẹ sẽ cảm thấy cân nặng của mình dần tăng đều. Các mẹ hãy chịu khó bổ sung dưỡng chất cần thiết để duy trì mức tăng cân lý tưởng đồng thời giúp em bé phát triển khỏe mạnh.
Tăng kích thước vòng 1
Tăng kích thước vòng 1 cũng là một trong những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa thai kỳ. Bên cạnh đó, các mẹ bầu còn cảm thấy 2 bầu ngực của mình có vẻ sưng, căng và đau. Bởi cùng với sự phát triển của em bé, vòng 1 của mẹ cũng đang phát triển nhanh để chuẩn bị cho tạo sữa cho bé sau khi sinh. Vì vậy, khi bước sang thời điểm mang thai ba tháng giữa thì các mẹ nên mua thêm loại áo ngực mới hoặc sử dụng áo ngực thai kỳ để cảm thấy thoải mái hơn.
Ốm nghén
Ốm nghén và mang thai có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Đây được coi là dấu hiệu cho biết em bé đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ. Các dấu hiệu điển hình là buồn nôn, sợ ăn, thèm món ăn nào đó, đau lưng, tức ngực, mệt mỏi…
Thông thường, tình trạng ốm nghén sẽ hết vào đầu tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Đối với từng mẹ, những dấu hiệu ốm nghén sẽ khác nhau nhưng nếu mẹ không thấy có dấu hiệu ốm nghén nào ở giai đoạn này thì nên đi khám bác sĩ.
Cử động thai đều đặn là một dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa rõ ràng nhất
Cử động thai hay gọi là thai máy, là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân mà người mẹ có thể cảm nhận được. Bà bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào khoảng tuần thứ 18 của thai kỳ. Thường trong ba tháng giữa này, cử động của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau sẽ càng đều đặn hơn.
Các mẹ hãy chọn thời điểm sau khi mình ăn no, cố định 2-3 lần một ngày kiểm tra cử động của bé yêu. Nếu như trong vòng 1 giờ đồng hồ, con có từ 4 lần cử động thì chứng tỏ bé yêu trong bụng mẹ hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu ít hơn, các mẹ hãy theo dõi con thêm trước khi đến cơ sở y tế các bác sĩ để theo dõi tình trạng của con bằng các phương pháp khác.
Nồng độ đường huyết của cơ thể mẹ bình thường
Nhiều mẹ bầu khi mang thai mắc phải căn bệnh nguy hiểm là tiểu đường thai kỳ. Bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng đáng lo ngại. Nguyên nhân là trong thời gian có bầu, nhu cầu được cung cấp năng lượng cao nên cơ thể các mẹ cũng cần được bổ sung lượng đường cao. Bên cạnh đó, nội tiết tố cũng tăng cao để bé phát triển, từ đó gây ra những ảnh hưởng xấu.
Các mẹ nên đi khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu như hay khát nước, đi tiểu nhiều lần, vùng kín nhiễm nấm… Nếu mắc phải bệnh này, trẻ dễ bị ảnh hưởng đến não bộ, hạ canxi máu, đa hồng cầu… Mẹ bầu cần phải làm các xét nghiệm chuyên sâu mới có thể phát hiện ra bệnh, còn nếu xét nghiệm nồng độ bình thường thì thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh.
Cơ thể mẹ có cảm giác đau nhẹ
Sự phát triển nhanh chóng của thai nhi sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề, di chuyển khó khăn, mệt mỏi và cơ thể có cảm giác đau nhẹ. Cảm giác đau này tập trung nhiều ở phần lưng và chân do 2 phần này phải chịu tác động nhiều lực từ phần bụng bầu của mẹ.
Để giảm bớt sự khó chịu do các cơn đau mang lại, các mẹ nên lựa chọn các hình thức vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga cho bà bầu. Nếu những cơn đau diễn ra liên tục, các mẹ cần tới khám bác sĩ sớm.
Nhịp tim của thai nhi dao động trong khoảng 110 đến 160 nhịp/ phút
Nhịp tim của thai nhi cũng là một trong những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa để các mẹ tham khảo. Nếu nhịp tim của thai nhi dao động trong khoảng 110 đến 160 nhịp/ phút, các mẹ có thể yên tâm.
Để biết được tình trạng sức khỏe và chính xác nhịp tim bé dao động trong khoảng bao nhiêu thì các mẹ nên đi khám trực tiếp theo lịch và chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, các mẹ có thể sắm cho mình 1 chiếc máy nghe nhịp tim thai tại nhà, hoặc cũng có thể sờ vào bụng mình để cảm nhận được nhịp tim của bé, để có thể định hình được thai nhi có phát triển bình thường hay không.
Các dấu hiệu thai yếu 3 tháng giữa mẹ bầu cần lưu ý
Bên cạnh việc quan sát những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến những dấu hiệu thai yếu như không ốm nghén hoặc dấu hiệu ốm nghén đột ngột chấm dứt, tim thai ít, chuột rút nhiều, thai nhi ít hoặc không cử động, đau lưng dữ dội….Khi có một trong những dấu hiệu này, mẹ bầu cần đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn để tìm ra nguyên nhân và các khắc phục.
Mang thai và sinh con là hành trình đầy khó khăn nhưng cũng tràn đầy niềm vui và trải nghiệm. Nếu mẹ bầu nhận thấy những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa nêu trên thì hãy an tâm bé yêu đang khỏe mạnh. Hãy nghỉ ngơi và tận hưởng tam cá nguyệt thứ 2 của mình các mẹ nhé!
Xem thêm:
Dinh dưỡng bà bầu theo từng tháng cho một thai kỳ khoẻ mạnh
Ăn gì cho đỡ nghén; 6 nguồn thực phẩm chống nghén siêu hiệu quả dành cho mẹ
Có nên quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa và những điều mẹ cần chú ý để an toàn cho thai nhi!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!