Cách nấu cháo tôm cho bé như thế nào để vừa bổ dưỡng và ngon miệng? Với vô vàn lợi ích dinh dưỡng, tôm luôn là lựa chọn hàng đầu khi mẹ chọn nguyên liệu nấu cho bé.
Giá trị dinh dưỡng của con tôm
Tôm là món hải sản nhiều chất dinh dưỡng và dễ chế biến. Lợi ích dinh dưỡng từ tôm bao gồm:
- Nguồn cung cấp protein dồi dào: 100g tôm tươi thì phải có đến 18.4g protein
- Giàu vitamin B12: trong 100g tôm chứa 0.0115mg vitamin B12
- Chứa nhiều omega 3
- Bổ sung chất canxi: 100g tôm có đến 200mg canxi
- Dồi dào lượng selen – ngừa ung thư: 100g tôm cung cấp hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày
Với nhiều chất dinh dưỡng, tôm là một trong những thực phẩm “vàng” mẹ chọn để nấu cháo tôm cho bé khi ăn dặm.
Cho trẻ ăn bao nhiêu tôm là đủ?
Nhiều thành phần dinh dưỡng là vậy nhưng nếu ăn quá nhiều thì có thể bị “bổ ngược”, gây ra nhiều rủi ro. Liều lượng tôm cho bé theo từng tháng tuổi để mẹ điều chỉnh nấu cháo tôm cho bé như sau:
- 7-12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20-30 g thịt của tôm (đã bỏ vỏ). Mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
- 1-3 tuổi: mỗi bữa ăn 30 – 40 g thịt của hải sản.
- Từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60 g thịt của hải sản.
Khi nấu cháo tôm cho bé, hãy đổi thực đơn và nấu thêm với các loại rau để đảm bảo đầy đủ chất, cân bằng dinh dưỡng cho con.
Những lưu ý khi ăn tôm
- Không nên ăn tái vì rất dễ “rước” giun sán và ký sinh trùng vào người, thậm chí gây ngộ độc.
- Tránh không cho trẻ con ăn cả vỏ tôm, nếu không trẻ rất dễ bị hóc.
- Phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm nhiều có thể gây khó tiêu hóa, hình thành sẹo lồi.
- Khi bị ho không nên ăn tôm bởi hệ hô hấp đang rất nhạy cảm với mùi tanh của tôm.
- Không kết hợp tôm cùng các rau, củ, quả giàu vitamin C. Vì khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm dẫn đến ngộ độc nghiêm trọng.
Cách nấu cháo tôm cho bé
Cháo tôm bí đỏ
Nguyên liệu
- 20g gạo nếp
- 100g bí đỏ
- 20g tôm tươi
- Một muỗng dầu ăn cho bé.
- Muối, hạt nêm gia vị, hành ngò.
Cách thực hiện
- Ngâm gạo nếp với nước trong vài tiếng để hạt gạo nở.
- Gọt bí đỏ, cắt từng khúc nhỏ hoặc thái thành lát mỏng.
- Tôm đem bóc vỏ, băm hoặc xay nhuyễn, sau đó ướp với ít hạt nêm và củ hành đã dã nát.
- Sau khi gạo ngâm đã đủ thời gian, cho gạo và bí đỏ vào nồi rồi đổ nước gấp đôi gạo và ninh nhừ.
- Khi gạo và bí đỏ đã nhừ thì cho tôm vào khuấy đều, nêm thêm gia vị. Cuối cùng là cho dầu ăn dành riêng cho trẻ để vào để cách nấu cháo tôm cho bé ngon hơn.
Cháo tôm phô mai bông cải
Nguyên liệu
- 150g tôm luộc đã bóc vỏ
- 55g súp lơ xanh
- 1 miếng phô mai
- ¼ củ hành tây
- 1 bát gạo
- Nước hầm xương heo, gà.
Cách thực hiện
- Ngâm gạo với nước sạch trong một tiếng rồi vớt ra và để ráo.
- Súp lơ rửa sạch và chần qua với nước sôi. Sau đó thái từng miếng nhỏ đủ độ ăn nhai của bé.
- Hành tây thái nhỏ.
- Cho hành tây vào phi thơm với dầu mè, sau đó cho tôm vào xào và nêm với một ít muối.
- Tiếp đó, cho gạo vào nồi, chế thêm nước dùng và đun sôi cho đến khi gạo nhừ, cháo có độ đặc vừa phải.
- Khi cháo đã nhừ thì cho súp lơ xanh vào và đun sôi cho đến khi chín hẳn.
- Nêm nếm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp.
Cháo tôm cà rốt
Nguyên liệu
- 2 lạng tôm
- Một củ cà rốt
- Nửa chén gạo
- Dầu ăn trẻ em
- Gia vị và nước mắm
Cách thực hiện
- Gạo đem vo sạch rồi cho vào nồi đun sôi cho đến khi nhừ nhuyễn.
- Tôm bóc vỏ, cắt đầu rồi băm hoặc xay nhỏ.
- Cà rốt gọt vỏ rồi cắt hình hạt lựu.
- Khi cháo đã chín nhừ thì cho cà rốt vào nấu cùng, khuấy đều và nêm nếm gia vị vừa đủ.
- Sau đó, tắt bếp tầm 15 phút, đầy nắp kín rồi lại bật bếp lên đun khoảng 5-10 phút nữa.
- Và cho tôm vào nấu, thêm dầu ăn trẻ em rồi tắt bếp, đợi cháo nguội và cho bé ăn.
Với 3 cách nấu cháo tôm cho trẻ hơn trên, mẹ có thể tham khảo và nấu cho bé yêu nhé. Lưu ý, vì hải sản nhiều trẻ dễ dị ứng, mẹ nên để ý phản ứng của con khi cho ăn lần đầu. Nếu có phản ứng dị ứng, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!