Các cách làm tử cung co lại sau sinh giúp mẹ sớm phục hồi là: không nên nhịn tiểu, cho con bú thường xuyên, vệ sinh cơ thể sạch sẽ,… Nếu tử cung co hồi chậm, bạn sẽ bị sa tử cung, viêm nhiễm tử cung, ảnh hưởng không tốt lần mang thai sau này. Trường hợp tử cung co hồi chậm kèm theo sốt, đau, sản dịch có mùi hôi, sờ bụng thấy nổi cứng thì có thể bạn đang bị nhiễm khuẩn hậu sản. Lúc này, mẹ cần đến bác sĩ ngay lập tức để được khám và có cách xử trí phù hợp.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Sau sinh bao lâu thì tử cung co hồi lại?
- Tử cung co hồi chậm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Cách làm tử cung co lại sau sinh
Sau sinh bao lâu thì tử cung co hồi lại?
Từ 1-2 ngày sau khi sinh, tử cung của mẹ sẽ co lại với kích thước tương đương khi mang thai ở tuần thứ 18. Trong những ngày tiếp theo, kích thước tử cung tiếp tục giảm dần. Vì tử cung đang co hồi nên một số mẹ sẽ bị đau bụng trong vài tuần sau sinh. Đây là tình trạng bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng. Nếu không xảy ra điều gì bất thường thì khoảng 6 tuần sau sinh, tử cung của bạn sẽ trở về với hình dáng và kích thước ban đầu.
Bạn có thể chưa biết:
Đờ tử cung sau sinh nguy hiểm đến mức nào? Dấu hiệu nhận biết sớm cho mẹ là gì?
Bật mí kinh nghiệm chữa ứ dịch tử cung sau sinh đơn giản mà hiệu quả
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ co nhanh hoặc chậm của tử cung. Với những mẹ sinh thường, thời gian tử cung phục hồi nhanh hơn những người sinh mổ. Bên cạnh đó, chị em sinh con lần đầu thì tốc độ phục hồi sẽ nhanh hơn những mẹ sinh con thứ.
Ngoài ra, tử cung co hồi giúp đẩy sản dịch ra ngoài cơ thể. Tùy vào số lần sinh và cơ địa của từng mẹ mà mức độ co bóp của tử cung nhiều hay ít. Ở những lần sinh sau, tử cung phải tăng mức độ co bóp mạnh hơn để đẩy sản dịch ra ngoài.
Vì tử cung co hồi nên một số mẹ bị đau bụng trong vài tuần sau sinh
Tử cung co hồi chậm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Một số hậu quả nghiêm trọng mà mẹ cần biết nếu tử cung co hồi chậm là: sa tử cung, viêm nhiễm tử cung. Nếu tử cung co hồi chậm, bị sốt, sờ trên bụng thấy nổi cứng, đau, sản dịch có mùi hôi thì khả năng cao bạn đang bị nhiễm khuẩn hậu sản. Trường hợp tình trạng băng huyết xảy ra vì tử cung không co hồi được trong ngày đầu sau sinh, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Bạn có thể chưa biết:
Biểu hiện sa tử cung sau sinh là gì? Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh này?
Làm sao để sản dịch sau sinh mổ nhanh hết, giúp mẹ bỉm sớm lấy lại sức khỏe?
Cách làm tử cung co lại sau sinh
1. Không nên nhịn tiểu
Việc nhịn tiểu sẽ làm mẹ bị sưng bàng quang, bí tiểu, cản trở sự phục hồi của tử cung. Nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết và viêm bàng quang sau sinh.
Nhịn tiểu sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết và viêm bàng quang sau sinh
2. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Nhiều người nghĩ rằng phụ nữ sau sinh nên kiêng tắm ít nhất là trong nửa tháng đầu. Tuy nhiên, quan niệm này có phần chưa đúng. Khoa học đã chứng minh thai phụ nên đi tắm nước ấm hoặc dùng khăn ấm lau cơ thể sau khi sinh. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn đang ẩn náu xung quanh âm hộ, thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở vùng kín và phục hồi tử cung sau sinh nhanh chóng. Nếu sinh mổ, bạn có thể vệ sinh cơ thể sớm nhưng không nên dùng khăn ướt để lau vết thương.
3. Không nên nằm quá lâu
Các cụ thường khuyên thai phụ mới sinh nên hạn chế đi lại và nằm nhiều trên giường để cơ thể không bị lạnh, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Việc nằm một chỗ quá lâu trong thời gian dài khiến cơ thể thêm mệt mỏi và uể oải. Thay vào đó, bạn có thể vận động nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái và hết sản dịch nhanh hơn. Đồng thời, việc này còn hỗ trợ thời gian tử cung phục hồi sớm sau sinh.
4. Cho bé bú sữa mẹ
Cho con bú sữa mẹ không chỉ giúp trẻ có sức đề kháng tốt mà còn kích thích tử cung sau sinh phục hồi sớm. Khi trẻ bú mẹ sẽ kích thích các phản xạ co, làm thời gian phục hồi tử cung được rút ngắn. Trường hợp không thể cho con bú trực tiếp vì một số nguyên nhân nào đó, bạn có thể thường xuyên mát-xa ngực hoặc kích thích phần đầu ngực cũng giúp tử cung co hồi nhanh chóng.
5. Xoa bóp tử cung bên ngoài
Bạn có thể sử dụng 1 bàn tay vào phần bụng dưới để xoa bóp tử cung nhẹ nhàng. Việc này giúp tăng phản xạ co, hỗ trợ tử cung sớm được hồi phục.
Xoa bóp tử cung từ bên ngoài giúp thời gian phục hồi tử cung được rút ngắn
Qua bài viết trên, bạn đã biết những cách làm tử cung co lại sau sinh nhanh chóng rồi đấy! Trường hợp tử cung co hồi chậm kèm các triệu chứng như sốt, sản dịch có mùi hôi, sờ trên bụng có nổi cứng, đau, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức để được khám và điều trị phù hợp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!