Để chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe giai đoạn hậu sản, chị em bầu không thể bỏ qua kinh nghiệm chữa ứ dịch tử cung sau sinh. Tìm hiểu ngay hôm nay để trang bị đầy đủ kiến thức trước khi sinh nhé!
Ứ dịch tử cung sau sinh là gì?
Khi tìm hiểu về kinh nghiệm chữa ứ dịch tử cung sau sinh, mẹ bầu cần biết rằng trong thai kỳ, lượng máu của thai phụ sẽ tăng hơn 50%. Khi sinh em bé, máu và dịch dư thừa cần được thoát ra thông qua âm đạo. Tuy nhiên, vì một số lý do mà máu không ra được hoặc ra rất ít người ta gọi đó là ứ dịch tử cung sau sinh hay còn được biết đến với tên gọi khác là bế sản dịch.
Theo bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê – Trưởng khoa Phụ Sản đồng thời cũng là một chuyên gia hàng đầu về ung thư phụ khoa cho biết: Bế sản dịch nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn sản dịch, rối loạn đông máu, chảy máu không cầm,… cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng sản phụ.
Dấu hiệu nào cho biết thai phụ bị ứ dịch tử cung?
Đối với thai phụ khỏe mạnh thì những ngày đầu sau sinh, cơ thể sẽ tự động đào thải lượng máu dư thừa ra bên ngoài. Đặc điểm nhận dạng là lượng máu lớn, màu đỏ tươi kèm theo những cục máu đông nhỏ. Từ 10 đến 15 ngày kể từ lúc sinh em bé thì lượng máu sẽ giảm dần đều. Tối đa 45 ngày sau sinh hiện tượng ra máu sẽ ngừng hoàn toàn.
Nếu thấy cơ thể phản ứng bất thường, các triệu chứng không giống bên trên thì có lẽ bạn đã bị ứ dịch tử cung sau sinh. Dấu hiệu nhận biết như sau:
- Sản dịch ra rất ít và có mùi hôi khó chịu
- Tử cung sưng, ấn vào thấy đau
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm triệu chứng căng tức vú
- Có cục cứng ở bụng, dễ cảm nhận rõ khi dùng tay ấn vào
- Đi vệ sinh khó khăn
Nguyên nhân ứ dịch tử cung sau sinh
Để xây dựng kiến thức thật vững chắc về kinh nghiệm chữa ứ dịch tử cung sau sinh, chắc chắn chị em chúng mình không thể bỏ qua bước tìm hiểu nguyên nhân. Bởi vì có nắm rõ nguyên nhân mới dễ dàng tìm cách khắc phục phù hợp.
- Sinh mổ: Đây được xem như một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ứ dịch tử cung sau sinh. Vì sinh mổ nên tử cung co bóp kém khiến sản dịch khó đào thải dễ dàng như khi sinh thường.
- Mất quá nhiều máu khi sinh: Mất máu là hiện tượng bình thường khi sinh con nhưng mất quá nhiều máu cũng là nguyên nhiên khiến tử cung co bóp kém và gây ra hiện tượng ứ sản dịch.
- Biến chứng sau sinh: Nếu ca sinh của bạn thuộc những trường hợp như thai quá to, đa thai, đa ối, chuyển dạ kéo dài,… đều là nguyên nhân khiến tăng nguy cơ ứ sản dịch.
- Sức khỏe kém: Nếu sau sinh mẹ bầu quá yếu không thể di chuyển, vận động, vệ sinh,… rất dễ dẫn đến việc bị bế sản dịch.
Kinh nghiệm chữa ứ dịch tử cung sau sinh
Cách chữa trị
Bạn không thể tự chữa ứ dịch tử cung sau sinh tại nhà được mà cần phải đến bác sĩ thăm khám để tìm ra hướng điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng những phương pháp sau đây để giúp mẹ bầu dẹp tan nỗi nói ứ dịch tử cung:
Nong hoặc hút cổ tử cung
Là cách mà bác sĩ dùng dụng cụ chuyên khoa đưa vào cơ thể và lấy hết dịch ứ đọng, dư thừa ra. Lưu ý, nếu quyết định dùng cách này thì mẹ bầu hãy chọn nơi uy tín, vệ sinh, bác sĩ có chuyên môn cao để không bị biến chứng về sau.
Dùng thuốc kích thích tử cung co bóp
Như đã giải thích ở phần nguyên nhân, ta có thể dễ dàng nhận thấy việc ứ dịch chủ yếu là do tử cung co bóp kém. Để sản dịch nhanh chóng được đào thải có thể dùng thuốc kích thích co bóp. Để an toàn, không được tự ý mua thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ
Cách phòng ngừa
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để cơ thể luôn khỏe mạnh, không cần lo âu về ứ sản dịch sau sinh chị em mình hãy làm theo những hướng dẫn này nhé!
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Âm đạo là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển, đặc biệt là sau sinh. Vệ sinh âm đạo sạch sẽ không chỉ giúp phòng ngừa ứ dịch tử cung sau sinh mà còn là phương pháp bảo vệ vùng nhạy cảm.
Hãy dùng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh pha loãng để rửa âm đạo thật sạch sau mỗi lần thay băng vệ sinh. Tuyệt đối không dùng khăn ướt có mùi nồng hoặc dùng tay thụt rửa quá sâu để vệ sinh “cô bé” mẹ nhé.
Chăm chỉ vận động
Sau sinh sinh chỉ nên nghỉ ngơi khoảng 6 đến 8 tiếng. Sau đó mẹ hãy cố gắng đứng lên đi lại vì như vậy sẽ giúp cơ tử cung có cơ hội vận động, co bóp, nhanh chóng đẩy hết sản dịch ra ngoài.
Cho con bú
Việc cho bé bú ti cũng là một hình thức gián tiếp kích thích cơ tử cung hoạt động và đẩy sản dịch ra ngoài.
Ăn uống đúng cách
Rau ngót, rau dền, ngải cứu,… được mệnh danh là “thần dược” hỗ trợ cơ thể đẩy sản dịch ra ngoài. Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua các loại củ quả như mướp, đu đủ xanh, hoa chuối, nghệ,… với tác dụng kích thích tuyến sữa, ổn định dạ dày và hồi phục tử cung.
Đi tiểu thường xuyên
Sau sinh, bàng quang sẽ kém nhạy cảm hơn bình thường. Chính vì thế, khi cơ thể có nhu cầu đi vệ sinh nhưng bạn lại không cảm nhận được. Để khắc phục, dù không muốn đi vệ sinh nhưng mẹ bầu hãy cố gắng đi khoảng 2 đến 3 tiếng/lần. Một chiếc bàng quang rỗng sẽ giúp cơ tử cung dễ dàng co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài hơn.
Kết luận
Để thu thập kinh nghiệm chữa ứ dịch tử cung sau sinh không khó chút nào, quan trọng là mẹ bầu có tìm đúng nguồn tin uy tín hay không. Hy vọng với kiến thức hữu ích trong bài viết này sẽ giúp chị em chúng có giai đoạn hậu sản vui vẻ và “dễ thở” hơn nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!