Sa tử cung là một căn bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Có rất nhiều mức độ sa tử cung khác nhau và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sinh sản. Vậy biểu hiện sa tử cung là gì ? Nguyên ngân dẫn đến tình trạng này ?
Sa tử cung là gì?
Sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con. Đây là hiện tượng khi thành tử cung tụt vào trong ống âm đạo thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh. Có trường hợp thậm chí tử cung lộ ra ngoài âm đạo.
Sa tử cung thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh hay sinh con nhiều lần. Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi từ 40-50 trở lên, ngoài ra ra cũng gặp ở phụ nữ trẻ nhưng ít gặp hơn.
Nguyên nhân gây sa tử cung
Sa tử cung bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Phụ nữ sau khi sinh mắc các bệnh tiêu hóa như táo bón, rối loạn tiêu hóa. Điều này dẫn đến việc tăng ấp lực trong bụng dẫn đến bệnh.
- Trong khi sinh bị chấn thương vùng cơ ở đáy xương chậu, bị tổn thương các mô nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung. Đặc biệt xảy ra ở thai phụ sinh con quá to hay chuyển dạ trong thời gian quá dài.
- Ở tử cung mắc dị tật bẩm sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Ví dụ như tử cung có 2 buồng, kích thước tử cung bất thường…
- Phụ nữ sau khi mang thai phải lao động mạnh quá sức. Điều này gây các tổn thương ở các cơ, dây chằng nâng đỡ cổ tử cung dẫn đến tử cung bị sa xuống.
- Sử dụng các biện pháp can thiệp khi sinh: Sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay, phẩu thuật nội soi hay sử dụng thuốc oxytocin.
Biểu hiện sa tử cung
Biểu hiện thường gặp ở bệnh sa tử cung là cảm thấy nặng ở bụng dưới, âm đạo và âm hộ. Ngoài ra còn đi kèm với việc đau lưng.
Bên cạnh đó còn có các biểu hiện cụ thể như:
- Gặp khó khăn khi tiểu tiện và đại tiện
- Bị són tiểu khi hắt hơi hoặc cười
- Cảm giác rất đau khi quan hệ
- Âm đạo ra khí hư nhầy như nước mũi, màu trắng loãng. Đôi khi đi kèm việc chảy máu bất thường
- Vùng thấp ở lưng bị đau
- Trường hợp nặng có cảm giác như quả bóng phồng ra ở âm đạo
- Cảm thấy khó chịu khi đi bộ
Các mức độ sa tử cung
- Mức độ 1: Các cơ quan vùng chậu bắt đầu có biểu hiện sa vào tử cung
- Mức độ 2: Các cơ quan vùng chậu đã sa xuống bên trong lỗ âm đạo
- Mức độ 3: Cơ quan vùng chậu phình ra ngoài âm đạo
- Mức độ 4: Toàn bộ cơ không còn khả năng nâng đỡ dẫn đến taofn bộ tử cung nằm ngoài âm đạo
Để chẩn đoán chính xác việc mắc bệnh sa tử cung, các bác sĩ sẽ kiểm tra vùng chậu. Các phương pháp như X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp (CT) các cơ quan vùng chậu sẽ được chỉ định nhằm loại trừ các vấn đề khác.
Cách điều trị sa tử cung
Nhờ vào sự dẻo dai của cơ thể mà bệnh sa tử cung có thể điều trị bằng cách vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên ở các trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, các hình thức các thiệp vẫn phải được áp dụng như:
Hình thức không phẫu thuật
- Tránh không đùng quá sức nâng vật nặng
- Phường pháp thay thế hóc môn estrogen
- Biện pháp kiểm soát các cơn ho
- Các bài tập Kegel giúp tăng sức mạnh cơ sàn chậu
- Đẩy và ổn định cổ tử cung bằng cách đặt vòng pessary
Hình thức phẫu thuật
- Cắt bỏ tử cung: Tùy theo mức độ nghiêm trọng của căn bệnh, tiền sử bệnh và việc bạn muốn có con trong tương lai hay không. Ngoài ra, cần phải xem xét về việc thay đổi nội tiết tốt có thể xảy ra sau khi cắt tử cung. Bác sĩ sẽ xem xết và tư vấn rõ hơn về hình thức này.
- Đính chỉ tử cung: Bác sĩ phụ khoa sẽ phẫu thuật nhằm đưa vị trí tử cung trở lại bình thường bằng các thiết bị phù hợp.
Biểu hiện sa tử cung và các vấn đề liên quan đã được đưa ra như trên. Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh thường gặp này. Tuy nhiên, để việc chẩn đóan và chữa trị chính xác hơn bạn vẫn nên đặt lịch hẹn thăm khám với bác sĩ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!