5 cách giải cảm cúm cho mẹ cho con bú hiệu quả tại nhà là: súc miệng nước muối, dùng chanh mật ong, ăn cháo hành lá, xông hơi giải cảm và dùng vitamin C dạng sủi. Trường hợp bị cảm cúm nặng, mẹ nên cách ly và tạm dừng việc cho con bú trong vài ngày. Thay vào đó, bạn có thể hút sữa ra bình cho con ti nhưng phải đeo khẩu trang và vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Nếu bị cảm nhẹ, mẹ vẫn duy trì cho trẻ bú bình thường nhưng cần vệ sinh tay, đầu ngực sạch sẽ và đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho bé.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Cách giải cảm cúm cho mẹ cho con bú
- Các lưu ý cho trẻ bú khi mẹ đang bị cảm cúm
Cách giải cảm cúm cho mẹ cho con bú
1. Súc miệng nước muối
Khi bị cảm lạnh, mẹ nên súc miệng nước muối từ 3-4 lần một ngày, nước muối càng mặn càng tốt. Mỗi lần súc miệng, mẹ cần khò nước muối khoảng 3 phút, giữ nước lâu trong cuống họng để nước muối có thể diệt khuẩn. Hơn nữa, phương pháp này còn đặc biệt hiệu quả đối với các mẹ thường bị những vấn đề về họng như: họng đau rát do ho nhiều, viêm amidan, viêm họng hạt,…
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ bị sốt có cho con bú được không, khi nào thì nên dừng cho con bú?
Mẹ sốt có nên cho con bú hay không?
2. Dùng nước chanh mật ong
Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vì có tính sát khuẩn và giảm viêm nhiễm. Mỗi ngày, bạn nên uống từ 2-3 ly nước chanh mật ong để cải thiện tình trạng cảm cúm. Cách làm thức uống này rất đơn giản. Đầu tiên, mẹ dùng 3 thìa cà phê mật ong pha cùng 3-4 thìa cà phê nước cốt chanh tươi. Sau đó, cho một lượng lọc vừa đủ, khuấy đều rồi uống. Bạn nên dùng liên tục trong 1 tuần hoặc uống cho đến khi hết hẳn ho.
Chanh mật ong giúp cải thiện tình trạng cảm cúm cho mẹ cho con bú
3. Ăn cháo có nhiều hành lá và tía tô
Tuy đơn giản nhưng cháo nhiều hành lá được xem là “bài thuốc” trị cúm hiệu quả và được nhiều mẹ sử dụng, đặc biệt là ở miền Bắc. Cách làm món cháo này rất đơn giản. Đầu tiên, bạn nấu cháo thịt băm như bình thường. Tiếp đến, xắt lá tía tô, hành hoa và gừng thành sợi nhuyễn rồi cho vào tô cháo.
Mỗi ngày, mẹ nên ăn cháo hành lá từ 1-2 lần để trị cảm cúm, sớm hồi phục sức khỏe. Để không bị nhàm chán và thiếu dinh dưỡng, bạn có thể đổi thành cháo trứng hoặc kết hợp cả trứng và thịt băm cùng các loại hành lá ở trên. Nếu không ăn được lá tía tô, mẹ có thể cho nhiều hành lá và gừng để giải cảm.
4. Xông hơi giải cảm
Bạn nên kết hợp những cách trên với việc xông hơi để giảm đau nhức, mệt mỏi và hết cảm cúm nhanh. Đồng thời, việc xông hơi còn hỗ trợ các khí huyết đang bị ứ trệ lưu thông khi cơ thể yếu do nhiễm lạnh.
Nguyên liệu, vật dụng cần chuẩn bị:
- 1 bó lá xông giải cảm
- 1 ít sả
- 1 nồi sạch
- 1.5 lít nước sạch
- 1 chiếc chăn mỏng
- 1 chiếc khăn sạch
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các loại lá xông, sả; ngâm qua nước muối pha loãng rồi cho các nguyên liệu trên vào nồi chứa 1.5 lít nước.
Bước 2: Đun sôi rồi để lửa nhỏ từ 7 đến 10 phút, xong tắt bếp.
Bước 3: Đem nồi nước xông vào phòng kín gió, cởi bớt quần áo trên người rồi trùm kín chăn mỏng lên người.
Bước 4: Từ từ mở hé nồi nước để xông, xông từ 5-15 phút để mồ hôi ra càng nhiều càng tốt.
Bước 5: Lau qua người, nằm nghỉ rồi thay quần áo. Nếu siêng thì sau 15 đến 20 phút, dùng nước trong nồi xông tắm nhanh, lau khô người, thay quần áo và nghỉ ngơi. Dùng thêm một cốc trà nóng, trà gừng hoặc trà đường để bổ sung nước cho cơ thể.
5. Dùng vitamin C dạng sủi
Nếu có dấu hiệu viêm họng, mệt mỏi nhiều, mẹ nên dùng thêm Vitamin C dạng sủi. Vitamin C không chỉ chống viêm mà còn giúp cơ thể “tỉnh táo” trong thời gian bị bệnh, đặc biệt là bệnh cảm cúm. Tuy vitamin C tốt nhưng mẹ chỉ nên dùng trong lúc bệnh, không dùng liên tục nếu không cần thiết.
Mẹ chỉ nên dùng vitamin C lúc đang bị bệnh
Bạn có thể chưa biết:
Cách cho con bú không bị sặc và cách xử lý khi bé sặc sữa
Mẹ đang cho con bú nên ăn gì để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé?
Các lưu ý cho trẻ bú khi mẹ đang bị cảm cúm
- Trường hợp bị cảm cúm nặng như: ho, khạc đờm liên tục, hắt hơi thì nên cách ly với bé một thời gian. Ngoài ra, mẹ nên đeo khẩu trang để tránh “đưa” virus ra môi trường bên ngoài, làm tăng nguy cơ lây bênh cho trẻ. Trong một vài ngày, bạn cần tạm ngưng việc cho bé bú đến khi các triệu chứng của bệnh giảm dần. Thay vào đó, mẹ có thể hút sữa ra bình cho con ti. Khi hút sữa, bạn nên vệ sinh tay, dụng cụ vắt sữa sạch sẽ, đeo khẩu trang để tránh virus vào sữa của con. Nếu các triệu chứng của bệnh đã đỡ, mẹ có thể cho con bú như bình thường, đeo khẩu trang cẩn thận. Thêm vào đó, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bế trẻ và lau sạch đầu ngực trước khi cho bé ti để loại bỏ vi rút.
- Nếu bị nhẹ thì mẹ vẫn cho con bú như thường nhưng cần rửa tay bằng xà phòng trước khi bế trẻ, đeo khẩu trang cẩn thận, lau sạch đầu ngực bằng nước ấm để loại bỏ vi rút. Bạn chỉ nên tiếp xúc khi cho con bú, những việc chăm sóc khác như: rửa mặt, thay bỉm,… thì nên nhờ người thân trong gia đình giúp đỡ. Việc này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh sang cho con.
Nếu bị cúm nhẹ, mẹ có thể cho con bú bình thường nhưng phải thật cẩn thận
- Thường xuyên đeo khẩu trang để tránh lây cho người thân trong nhà thông qua các việc như: hắt hơi, ho,…
- Khi đang bị cúm, tuyệt đối không được đưa tay lên mặt con và không hôn bé.
- Sau khi hết bệnh khoảng 2 tuần kể từ ngày bị bệnh, mẹ có thể cho con bú bình thường trở lại.
- Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã có thêm những cách giải cảm cúm cho mẹ cho con bú an toàn và hiệu quả. Khi bị cảm cúm, mẹ có thể cho trẻ bú trực tiếp nhưng phải cẩn thận để tránh lây bệnh cho con. Một khi bé sơ sinh bị cúm thì sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!