Sau sinh khoảng 3 – 5 ngày sữa mẹ sẽ về nhiều hơn, lúc này nếu mẹ không cẩn thận sẽ khiến bé bị sặc khi bú. Sau đây là cách cho con bú không bị sặc và cách xử lý khi bé bị sặc sữa. Hãy theo dõi nhé!
Cách cho con bú không bị sặc
Chọn thời điểm cho con bú
Cách cho con bú không bị sặc sữa là mẹ hãy chọn thời điểm cho con bú hợp lý nhất. Mỗi bà mẹ cần nắm bắt được những thời điểm rõ ràng nên cho con ti chứ không phải lúc nào cũng cho con ti được. Ví dụ, khi thấy con đang khóc, đang cười mẹ không nên cho con ti vì lúc đó con sẽ rất dễ bị sặc sữa. Ngay cả khi con đói cũng vậy, bé sẽ vồ vập ti mẹ rất dễ xảy ra khả năng con bị nghẹn hay sặc sữa.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý khi thấy con bú sữa no thì không nên cố ép vì có thể gây ra sự cố phát sinh: con bị nôn, trớ. Do vậy, để con bú sữa được no sữa an toàn mẹ nên chọn thời điểm cho con bú phù hợp nhất.
Cách cho con bú không bị sặc là cho bú đúng tư thế
Bước 1
Đặt bé nằm trọn vào lòng của mẹ.
Bước 2
Cho con nằm với tư thế hơi nghiêng so với mẹ từ khoảng 30 – 45 độ. Tuyệt đối tránh cho bé bú trong tư thế nằm ngửa vì bé sẽ rất dễ sặc sữa.
Còn nếu mẹ cho con bú bình thì mẹ nên đặt con nằm xuống giường và đặt gối cao hơn so với chân, bình sữa đặt dốc xuôi về phía núm vú nhưng không quá dốc.
Bước 3
Cho con ngậm hết quầng ti, đầu hơi ngửa và lưỡi đặt dưới đầu ti.
Bước 4
Kiểm soát tốc độ bú của con bằng việc mẹ theo dõi, chú ý tốc độ bú của con cũng như lượng sữa bú được và cách tiết sữa ra ngoài.
Nếu mẹ thấy con mút ti quá nhanh khi bầu sữa mẹ đang căng thì mẹ nên chú ý hãm tốc độ chảy của sữa bằng cách: dùng hai ngón tay trỏ và giữa kẹp bớt đầu ti lại, chặn dòng sữa. Sau đó, các mẹ cho bé ti lại và ti từ từ để có thể đảm bảo tốc độ sữa vừa tầm hấp thụ của bé.
Còn đối với những bé bú sữa bình mẹ cần chú ý đến lỗ thủng của đầu núm vú hoặc kiểm tra xem đầu ti có lớn quá so với lực bú của bé hay không.
Nếu mẹ không chú ý, kiểm soát đến điều này thì con rất dễ gặp phải tình trạng bị sặc sữa. Cách cho con bú không bị sặc tốt hơn hết là mẹ nên lựa chọn mua những loại bình có khả năng chặn dòng sữa.
Những loại này đang được bán phổ biến trên thị trường để đảm bảo an toàn cho con bú giúp tránh tình trạng con bú không bị sặc sữa mẹ nhé.
Kiểm soát tốc độ bú của con
Để có được cách cho con bú tốt nhất mẹ phải chú ý tốc độ bú của con. Nếu thấy con mút ti quá nhanh khi bầu sữa mẹ đang căng thì lúc này mẹ phải hãm tốc độ chảy của sữa bằng việc dùng ngón tay bấm nhẹ vào nhũ hoa ở đầu ti của mẹ.
Ngoài ra, đối với bé uống sữa pha theo công thức, các mẹ cần phải chú ý lỗ thủng ở đầu núm vú. Tuyệt đối không được quá to vì có thể sẽ gây ra tình trạng sặc sữa khi cho bú. Tốt nhất mẹ nên sử dụng bình sữa có khả năng chặn dòng sữa hiện đang được bán khá phổ biến trên thị trường.
Xả khí trong dạ dày của bé sau khi bú xong
Sau khi bú xong, nhiều bà mẹ thường đặt con nằm ngay xuống giường rồi vội vã làm những việc khác. Đó là điều không nên chút nào. Cách cho con bú hiệu quả nhất chính là việc mẹ chú ý sau khi cho con bú xong, nhớ bế dựng bé lên, nhẹ nhàng đặt đầu bé lên ngực, nhè nhẹ vỗ vào lưng bé. Lúc này phần khí đang chiếm chỗ trong dạ dày sẽ được đẩy ra bên ngoài cho bé cảm giác thoải mái.
Mẹ có thể cho con nằm xuống sau khi bú, tuy nhiên phải chú ý đặt cao đầu bé cao 15 độ so với mặt giường. Có thể cho bé nằm nghiêng bên phải sau 30 phút mới cho bé nằm thẳng như bình thường.
Cách xử lý khi trẻ bú bị sặc sữa
Khi mẹ đang cho bé ti mà trẻ bị sặc sữa thì nên dùng ngón tay kẹp đầu ti lại để ngăn sữa ra. Mẹ chỉ cho bé bú tiếp khi cơn sặc đã dừng hẳn và bé điều chỉnh nhịp thở lại bình thường.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ngồi thẳng lên cho bé ho và nhổ đi phần sữa đang vướng trong họng. Trường hợp sặc sữa có thể làm bé nôn ra phần sữa đã bú nhưng mẹ cứ để bé nôn đi hết và cho bé nghỉ ngơi một lúc mẹ nhé.
Cách xử lí trẻ sơ sinh bị sặc sữa bằng cách cho bé nằm úp trên đùi mẹ, phần đầu đưa ra ngoài và mẹ tiến hành vỗ lưng cho bé. Khi thấy bé có thể thở lại bình thường thì mẹ có thể yên tâm cho bé bú tiếp tục.
Sẽ có trường hợp bé bị sặc sữa và không thở được, lúc này mẹ cần xử lý bằng cách hút hết lượng sữa trong mũi hoặc miệng con rồi véo nhẹ vào má để bé khóc để kích thích đường thở được lưu thông.
Như vậy là các mẹ vừa tham khảo xong cách cho con bú không bị sặc và cách xử lý nếu không may bé bị sặc sữa ể không còn thấp thỏm lo lắng mỗi khi cho con bú nữa.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!