theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Đừng chủ quan khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Mất 13 phút để đọc
Chia sẻ:
•••
Đừng chủ quan khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc có thể là do mẹ cho con bú sai tư thế, sữa mẹ tiết nhiều con không kịp bú hoặc do con có bệnh lý về tim phổi hoặc các bệnh khác. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc?
  • Biểu hiện của trẻ khi bị sặc sữa mẹ và những nguy cơ sức khỏe
  • Xử lý khi con bú mẹ bị sặc sữa
  • Cách cho bú để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc

1. Tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc?

Sặc là một phản ứng của cơ thể như ho mạnh hoặc hắt hơi liên tục do có dị vật lọt vào làm cho tắc nghẽn khí quản một cách đột ngột. Đối với trẻ sơ sinh, hiện tượng sặc sữa là tình trạng trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi, sữa tràn vào khí quản, phế quản, thậm chí chui vào tận các phế nang.

Nó làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch khiến trẻ thiếu oxy do tắc nghẽn đường hô hấp.

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc là do cả 2 yếu tố bên trong và bên ngoài.

Yếu tố bên trong

  • Khác với người lớn, do khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu nên không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc do đó khi thực hiện đồng thời 2 việc này sữa sẽ rất dễ bị trào lên mũi bé gây ra hiện tượng sặc.
  • Trẻ sơ sinh có dị tật ở các cơ quan liên quan đến việc mút và nuốt như sứt môi, hở hàm ếch, điểm nối giữa thực quản và hệ hô hấp có vấn đề.
  • Trẻ mới sinh có vấn đề bệnh lý liên quan đến tim, phổi khiến bé phải thở nhanh, thở gấp nên rất dễ bị sặc sữa so với những trẻ bình thường.
  • Nếu trẻ không may mắc các bệnh động kinh, co giật hoặc phát triển chậm cũng có nguy cơ hay bị sặc sữa.

tre-so-sinh-bu-me-hay-bi-sac

Yếu tố bên ngoài

  • Mẹ cho bé bú không đúng tư thế và sai cách khiến trẻ sơ sinh bú hay bị sặc sữa
  • Mẹ cho bé bú trong tình trạng con đang mơ màng, chuyển dần từ thức sang ngủ trong khi sữa vẫn chảy ra nhưng con không có phản xạ nuốt mà sữa bị hít lên đường thở ở mũi dẫn tới bị sặc.
  • Do lượng sữa mẹ quá nhiều, khi bú sữa chảy ra ồ ạt mà con không nuốt kịp cũng gây sặc sữa.
  • Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị nghẹn vì con quá đói nên bú nhanh, mút nhiều không kịp nuốt hoặc con đã no nhưng vẫn bú cũng gây ra hiện tượng sặc sữa, trớ sữa.
  • Con bị đầy hơi hoặc mẹ kéo núm vú ra khỏi miệng đột ngột trong khi con vẫn đang mút dễ khiến trẻ bị sặc.

2. Biểu hiện của trẻ khi bị sặc sữa mẹ và những nguy cơ sức khỏe

Cha mẹ có thể biết con bị sặc sữa dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Sữa trẻ đang bú trào ra từ miệng và mũi bé.
  • Trẻ đang bú có thể ho vài tiếng và có hiện tượng như muốn trớ sữa. Nếu sặc ít con chỉ ho nhẹ vài lần rồi hết.
  • Nếu sặc nhiều trẻ sẽ đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, mặt mũi tím tái hoặc khóc thét lên, thậm chí khóc lặng đi không thành tiếng.
  • Con không chỉ ho và trào sữa từ miệng, mũi mà trầm trọng hơn là xuất hiện hiện tương tím tái, co giật, nôn mửa ra sữa, nước bọt và cả máu….tre-so-sinh-bu-me-hay-bi-sac

Trong nhi khoa, sặc sữa được xếp vào 1 dạng tai biến vô cùng nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh. Nếu không được xử trí kịp thời, bé có thể phải chịu hậu quả nặng nề vì sữa trào lên làm kích ứng mũi gây đau nhức.

Nó khiến trẻ khó chịu, quấy khóc đồng thời khi sữa đi vào đường hô hấp có thể gây ngạt thở, dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nguy hiểm như tổn thương não, ngừng tim, viêm phổi.

3. Xử lý khi con bú mẹ bị sặc sữa

Khi thấy trẻ sơ sinh đang bú mẹ mà bị sặc sữa thì ngay lúc phát hiện thấy tình trạng của con, bố mẹ cần bình tĩnh và nhanh chóng xử lý sặc sữa cho trẻ tại chỗ theo các bước sau:

Để bé ngồi dậy

Nếu bé bị sặc sữa lúc bú khi đang trong tư thế nằm trong tay mẹ thì ngay lập tức mẹ nên dựng bé ngồi dậy trên đùi, vuông góc với người mẹ để bé có thể ho và phun sữa ra.

Bé vẫn ho được tức là đường thở chưa bị bịt kín và đẩy được lượng sữa trào ra ngoài sẽ giúp con hô hấp lại bình thường.

Dùng miệng thông đường thở

Nếu con ho mạnh, ho sặc sụa thậm chí khóc lặng đi không thàng tiếng và da trở nên tím tái thì mẹ nên đặt bé nằm xuống mặt phẳng, cúi xuống và dùng miệng hút mạnh sữa ở miệng ra trước và hút sữa ở mũi ra sau.

Bé thở được thì tiếp tục hút kĩ những sữa còn đọng lại trong miệng và khoang mũi. Bước sơ cứu này cần được làm nhanh chóng và dứt khoát vì chỉ cần chậm trễ để sữa lọt vào khí quạt gây tắc nghẽn đường hô hấp sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái ngừng thở.

Vỗ lưng, ấn ngực

  • Mẹ cần chuyển sang bước tiếp theo nếu tình hình chưa được cải thiện bằng cách đặt úp con nằm lên tay hoặc ngang đùi mẹ, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ 5 cái liên tiếp vào lưng ở vị trí giữa 2 xương bả vai với một lực vừa phải nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để giúp sữa được trào ra ngoài. Lật trẻ lại để quan sát hô hấp thông qua đường thở ở mũi hoặc con có khóc được không.
  • Tiếp tục dùng ngón trỏ và ngón giữa đột ngột ấn một lực vừa phải xuống vị trí trên xương ức và dưới đường nối 2 bên ngực trong 5 lần liên tiếp sau đó quan sát. Nếu con vẫn tím tái, khó thở thì lặp lại động tác từ 5 đến 10 lần cho đến khi bé có thể thở bình thường lại được.
  • Nguy hiểm nhất là con đã có biểu hiện ngưng thở nhưng mẹ vẫn cần hết sức bình tĩnh kết hợp cả 2 biện pháp trên cùng với thổi ngạt để con có thể nhanh chóng hô hấp được.

Lưu ý

 Sau khi trẻ sơ sinh bú mẹ bị sặc đã có thể thở lại được, bố mẹ hãy vỗ mạnh vào mông, đùi hoặc tác động 1 lực bên ngoài như véo nhẹ bé để trẻ khóc nhằm kích thích quá trình thở.

Nếu cảm thấy bé vẫn yếu, gia đình cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý phục hồi. Nếu sau mỗi bước mà con đã hô hấp bình thường thì không cần phải làm các bước tiếp theo.

Tuy nhiên tuyệt đối không được di chuyển bé đến bệnh viện mà chưa tiến hành sơ cứu vì khi trẻ không thở được sẽ khiến não bị tổn thương do thiếu oxi và để lại hậu quả nặng nề.

4. Cách cho bú để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc

Để không bối rối mỗi lần cho con bú vì lo lắng bé có thể bị sặc sữa, mẹ hãy nhớ:

Cho bú đúng tư thế

Tư thế bú là một lưu ý khá quan trọng dành cho cả mẹ và bé để giúp bé vẫn được bú thoải mái mà không lo sặc sữa. Tốt nhất là mẹ nên đặt bé nằm trọn trong lòng với tư thế hơi nghiêng khoảng 30 đến 45 độ so với mẹ.

Khi bú mẹ điều chỉnh miệng bé ngậm hết quầng ti, đầu hơi ngửa và lưỡi đặt dưới đầu ti. Tuyệt đối không cho bé bú trong tư thế nằm ngửa bởi sẽ dễ xảy ra tình trạng sặc sữa nhiều hơn.Đừng chủ quan khi trẻ sơ sinh bị sặc sữaKiểm soát tốc độ bú của bé

Đây cũng là một cách cho con bú không bị sặc. Rất nhiều bé bú mẹ khi quá đói nên sẽ bú nhanh, mút nhiều khiến sữa chảy vào miệng mà không kịp nuốt.

Vì vậy, mẹ cần điều chỉnh tốc độ sữa chảy bằng cách dùng 2 ngón tay trỏ và ngón cái kẹp đầu ti ở giữa để sữa xuống từ từ, đủ với lực nuốt của con.

Mẹ cũng cần nhớ cho trẻ sơ sinh nhất là trẻ sinh non bú với tốc độ từ từ, chậm rãi và có thể cho bé nghỉ 1 chút sau khi đã bú liên tục và cho bú lại từ từ để có thể đảm bảo tốc độ sữa vừa tầm với nhu cầu một cữ của bé.

Thời điểm bú thích hợp

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng thường dành cho các mẹ mới sinh khuyến cáo về thời gian cho con bú mỗi lần khoảng từ 20 đến 30 phút và mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng.

Bé nên được bú theo đúng thời gian biểu trừ trường hợp bất khả kháng vì khi bị xáo trộn cữ bú con sẽ háu đói và bú nhanh, bú dài, lượng sữa ngậm trong miệng bé trước khi nuốt quá nhiều cũng khiến con dễ bị sặc sữa hơn.

Cũng không nên cho con bú quá gần giờ ngủ của trẻ vì hiện tượng lơ mơ chuyển trạng thái cũng khiến cho mẹ không kiểm soát được tình trạng sặc sữa nếu bé không nuốt.

Khi con đang khóc quấy hay phấn khích cũng không phải là thời điểm thích hợp cho bé bú.

Thường xuyên quan sát con

Có không ít trường hợp không sặc sữa khi đang bú mà ngay cả trong lúc ngủ, miệng dạ dày giãn ra làm cho sữa trào ngược lên gây sặc nên mẹ hãy luôn quan sát con không chỉ khi con đang bú mà cả lúc con ngủ nữa.

Khi bé đã nhả núm vú và bụng nó căng, các mẹ cũng không nên ép bé bú thêm sữa nữa.

Lúc con bú mẹ cũng hãy chú ý đến hơi thở của con, nếu con thở nghe thấy có âm thanh lạ như tiếng rít hay khò khè vì có đờm thì cũng cần lưu tâm vì điều này có thể gây khó khăn trong khi nuốt gây ra phản xạ ho và sặc sữa.Đừng chủ quan khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Bú xong mà bé có biểu hiện muốn ngủ, mẹ cũng vẫn cần thực hiện thao tác vỗ ợ hơi cho con, bế trẻ 1 lúc trước khi đặt và không cho trẻ nằm sấp hay quay mặt vào tường, đặt đầu con cao hơn 15 độ so với mặt giường/cũi và nên nằm nghiêng bên phải ít nhất là 30 phút rồi mới chuyển tư thế.

Hướng dẫn vỗ ợ hơi cho bé

Cách 1: Đặt một chiếc khăn sạch lên vai, bế vác bé, để đầu con dựa vào vai mẹ. Một tay mẹ bế bé, một tay mẹ nhẹ nhàng xoa vùng lưng bé theo hình tròn hoặc chụm bàn tay lại vỗ lưng nhè nhẹ theo hướng từ dưới lên để bé ợ hơi.

Cách 2: Đặt một chiếc khăn sạch lên đùi, cho bé ngồi dựa vào người mẹ, đầu bé tựa vào vai, thân bé áp vào ngực mẹ. Một tay mẹ sẽ giữ đầu và ngực con, tay còn lại xoa lưng theo hình tròn hoặc chụm bàn tay vỗ nhẹ từ dưới lên. Mẹ nhớ để bé ngồi hơi nghiêng về trước để quá trình ợ hơi được dễ dàng hơn.

Cách 3: Đặt bé nằm sấp trên cánh tay mẹ, chú ý để phần đầu bé cao hơn ngực, sau đó mẹ dùng lòng bàn tay xoa theo hình tròn trên lưng bé. Hoặc để con nằm sấp ngang trên đùi, bụng bé được đặt lên một chân còn đầu thì nằm ở chân bên kia, vỗ lưng hoặc xoa nhẹ nhàng để giúp bé ợ hơi.

Cách 4: Áp dụng cho bé đã cứng cổ. Mẹ có thể bế bé trước ngực, để mặt bé hướng ra ngoài, một tay mẹ đặt dưới mông bé, tay còn lại vòng qua bụng bé và tạo một áp lực nhẹ. Mẹ sẽ đứng và đi bộ nhẹ nhàng, việc kết hợp giữa áp lực tay và sự chuyển động khi mẹ đi bộ sẽ giúp các hơi từ dạ dày bé được thoát ra hiệu quả.

Theo: Vinmec.com

Lời kết

Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc xuất hiện thường xuyên do dạ dày các bé còn nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù chưa tạo thành góc nhọn để đóng vai trò ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to.

Hiểu được điều đó và nhớ những kỹ năng cần thiết là mẹ đã có thể an tâm cho con bú mỗi ngày rồi đấy. Chúc mẹ mát tay, nuôi con khỏe mạnh, an toàn!

Xem thêm:

  • Cách xử lý khi bé sơ sinh bị sặc sữa dành cho mẹ chăm bé 3 tháng đầu đời
  • Bình tĩnh xử lý khi bé sơ sinh bị sặc sữa mẹ nào cũng cần biết
  • Cấp cứu – Trẻ sơ sinh sặc sữa mẹ khi cho bú...

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Em bé 0 - 1 tuổi
  • /
  • Đừng chủ quan khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Chia sẻ:
•••
  • Bình tĩnh xử lý khi bé sơ sinh bị sặc sữa mẹ nào cũng cần biết

    Bình tĩnh xử lý khi bé sơ sinh bị sặc sữa mẹ nào cũng cần biết

  • Nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

    Nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

app info
get app banner
  • Bình tĩnh xử lý khi bé sơ sinh bị sặc sữa mẹ nào cũng cần biết

    Bình tĩnh xử lý khi bé sơ sinh bị sặc sữa mẹ nào cũng cần biết

  • Nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

    Nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
  • cộng đồng
  • Trở thành cha mẹ
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Sức khỏe
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng

Tải app của chúng tôi

google play store
Appstore
  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
Xem trong app