Uống thuốc cảm khi cho con bú là điều mẹ nên hạn chế. Nếu muốn dùng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ để mẹ và bé luôn an toàn.
Hãy cùng cùng theAsianparent tìm hiểu:
- Mẹ đang bị cảm có nên cho con bú?
- Mẹ có nên uống thuốc cảm khi cho con bú?
- Cho con bú khi bị cảm cần lưu ý gì?
- Tại sao trẻ nhỏ chịu ảnh hưởng của thuốc khác với người lớn?
- Khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ?
Mẹ đang bị cảm có nên cho con bú?
Cảm cúm là căn bệnh gây ra bởi vi-rút. Chúng lây truyền qua đường hô hấp nên chỉ cần mẹ tiếp xúc hoặc trò chuyện với người bệnh, đụng chạm với các đồ vật chứa vi-rút là đã có khả năng nhiễm bệnh.
Khi bị vi-rút cảm cúm tấn công, không phải tất cả trường hợp đều mắc bệnh. Bởi trong cơ thể của chúng ta đã có sẵn cơ chế miễn dịch để tiêu diệt các vi-rút này.
Tuy nhiên với phụ nữ mang thai, mẹ đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ thì sức đề kháng của nhóm đối tượng này thường yếu hơn. Đây chính là cơ hội thuận lợi để vi-rút luồn lách vào hệ hô hấp gây bệnh.
Xem thêm
Mẹ sau sinh bị sốt uống thuốc gì để không ảnh hưởng đến con?
Phụ nữ sau sinh có được uống nước dừa không?
Do đó, khi mẹ bị cảm cúm, nguy cơ bạn lây nhiễm cho con qua những hoạt động như ôm ấp, bồng bế, trò chuyện hoặc tắm rửa, thay tã cho bé cưng là rất cao.
Tuy nhiên, vi-rút cảm cúm lại không truyền qua trẻ nhỏ thông qua việc bú sữa mẹ. Vì thế, phụ nữ sau sinh có thể thoải mái cho con bú sữa nhưng mẹ nên lưu ý hạn chế trò chuyện hoặc hôn bé cưng nhé.
Mẹ có nên uống thuốc cảm khi cho con bú?
Liệu uống thuốc cảm khi cho con bú có an toàn hay không? Cho con bú uống thuốc cảm được không? Cho con bú có nên uống thuốc cảm? Mẹ cho con bú có nên uống thuốc cảm?
Đây là các câu hỏi nhận được sự quan tâm rất lớn của các mẹ bỉm sữa. Mẹ cần hạn chếuống thuốc cảm khi đang cho con bú. Bởi dù ít nhiều, tác dụng phụ của các loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến con.
Nếu mẹ uống thuốc cảm khi đang cho con bú, bạn nên có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé.
Vì thế, mẹ cho con bú bị cảm nhẹ không cần dùng thuốc. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng những bí quyết hữu ích đưới dây để giải cảm nhé.
- Súc miệng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày với nước muối.
- Xông hơi giải cảm: Dùng sả, tía tô, lá chanh, lá bưởi, húng chanh… rửa sạch, cho vào nồi đun sôi rồi dùng để xông hơi toàn thân.
- Uống nước mật ong chanh: Mẹ có thể hòa 3 muỗng cà phê mật ong với 1 muỗng nước cốt chanh trong 1 ly nước ấm (dùng 3 ly mỗi ngày).
- Nấu cháo trắng nấu với muối, hành lá và tía tô. Lá tía tô rất tốt bởi đây là chất kháng sinh tự nhiên cho mẹ lẫn bé. Mỗi ngày khi bệnh, phụ nữ sau sinh nên ăn từ 1 đến 2 tô.
- Uống lá húng chanh: Mẹ hãy rửa sạch 1 nắm lá húng chanh, sau đó giã dập rồi hòa chung với 10ml nước sôi, lọc lấy nước để uống 2 lần/ngày.
Cho con bú khi bị cảm cần lưu ý gì?
Điều quan trọng lúc này mà người mẹ cần lưu ý chính là chủ động cách ly con bằng cách trao bé cho người không nhiễm bệnh chăm sóc. Khi đó, mẹ chỉ tiếp xúc với bé khi trẻ cần bú sữa.
Phụ nữ cho con bú bị cảm cúm khi tiếp xúc với bé, mẹ nên đeo khẩu trang, rửa tay thật sạch rồi dùng khăn xô thấm nước ấm lau thật sạch bầu vú. Điều này nhằm đảm bảo rằng vi-rút không thể lây truyền qua cho con.
Khi trẻ ngủ, bạn hãy để bé ngủ phòng riêng với người thân khác trong gia đình.
Bên cạnh việc cách ly với con, bạn hãy đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các thành viên khác vì họ có thể là trung gian truyền bệnh.
Sau 2 tuần kể từ khi có biểu hiện giảm triệu chứng cảm cúm, mẹ có thể chăm sóc lại các thiên thần nhỏ của mình một cách bình thường.
Mẹ có quan tâm
Kháng sinh dùng cho phụ nữ sau sinh – uống gì không hại bé?
Sau sinh bao lâu thì có thể làm đẹp để con khoẻ mẹ xinh?
Tại sao trẻ nhỏ chịu ảnh hưởng của thuốc khác với người lớn?
Trẻ nhỏ thường nhẹ kí hơn người lớn rất nhiều. Vì lẽ đó, bé sẽ đáp ứng với liều thuốc rất nhỏ so với người lớn. Hơn thế nữa, sự phân bố thành phần cơ thể của con như mỡ và nước cũng có nhiều sự khác biệt nhiều với người trưởng thành.
Trong đó, chức năng gan của trẻ sơ sinh do chưa đủ trưởng thành nên không thể phân rã các loại thuốc như người lớn.
Bên cạnh đó, thận của các thiên thần nhỏ cũng không thể bài tiết chất thải từ thuốc hiệu quả như người lớn. Điều này dễ dẫn đến nồng độ thuốc cao lưu lại trong cơ thể của con yêu trong thời gian dài.
Khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ?
Hầu hết nếu mẹ bị cảm cúm trong thời gian cho con bú thì triệu chứng đều có thể thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngày càng nghiêm trọng và mẹ cảm thấy khó chịu trong cơ thể kéo dài thì cách hiệu quả nhất để trị dứt điểm tình trạng này đó là đến gặp bác sĩ. Khi đến gặp bác sĩ, mẹ sẽ nắm rõ tình trạng thực tế cơ thể của mình và được bác sĩ hỗ trợ tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.
Đặc biệt, nếu đang trong thời gian cho con bú, tốt nhất trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Sự cẩn thận sẽ giúp mẹ tránh được các biến chứng không tốt ảnh hưởng đến cơ thể, sức khỏe.
Uống thuốc cảm khi cho con bú là điều mà bất kỳ người mẹ nào cũng nên hạn chế. Nếu muốn nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu này, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé cưng nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!