Cách điều trị thai lưu nhiều lần đang được nhiều cặp vợ chồng tìm hiểu sau nhiều nỗi đau mất con. Tuy nhiên các cặp đôi trước tiên nên tìm hiểu nguyên nhân xảy ra thai lưu nhiều lần, thậm chí là liên tiếp như vậy từ đó mới có phác đồ điều trị phù hợp.
- Cách điều trị thai lưu nhiều lần như thế nào?
- Cần làm gì khi phát hiện thai lưu?
- Ngăn ngừa tình trạng thai lưu, bố mẹ cần làm gì?
Cách điều trị thai lưu nhiều lần như thế nào?
1. Thai lưu là gì?
Thai lưu là hiện tượng thai nhi đã chết và lưu lại trong tử cung người mẹ trên 48 giờ. Nhiều trường hợp phụ nữ có thể gặp tình trạng này nhiều lần khi mang thai, thậm chí tệ hơn, có người còn bị thai lưu liên tiếp khi tình trạng này lặp lại 2 lần trở lên. Thai lưu là tình trạng có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ nên cực kì nguy hiểm.
Xem thêm:
Thai lưu có đau bụng không? Thai lưu có biểu hiện như thế nào?
2. Những nguyên nhân dẫn đến thai lưu
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, trong tất cả các trường hợp bị thai lưu thì có 20 – 25% không tìm được nguyên nhân. Các trường hợp còn lại thường đến từ các nguyên nhân sau:
- Thai phụ mắc phải các bệnh mãn tính như viêm thận, thiếu máu, suy gan, lao phổi, cao huyết áp, bệnh tim,… sẽ có khả năng thai lưu liên tiếp rất cao.
- Sản phụ đang mắc các bệnh về nội tiết như Basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận cũng đều có nguy cơ gây ra hiện tượng thai lưu nhiều lần.
Thai phụ mắc phải các bệnh mãn tính sẽ có khả năng thai lưu liên tiếp rất cao
- Mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén ở dạng nặng hay nhẹ đều có thể khiến thai nhi chết lưu khi còn trong bụng mẹ.
- Thai phụ bị nhiễm các bệnh về ký sinh trùng như sốt rét ác tính, nhiễm vi khuẩn, vi rút,rối loạn miễn dịch hay rối loạn đông máu,…
- Người mẹ bị dị tật tử cung như: tử cung nhi tính, tử cung kém phát triển cũng khiến thai nhi không được nuôi dưỡng tốt, kém dinh dưỡng dẫn tới chết lưu.
- Nguyên nhân từ phía thai nhi có thể là do thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể, thai nhi quá nhỏ hoặc không phát triển ở tỉ lệ thích hợp, dẫn đến hiện tượng chết ngạt do thiếu hụt oxy.
- Nhiễm khuẩn từ giữa tuần 24 – 27 của thai kỳ cũng có thể dẫn đến hiện tượng thai lưu nhưng đây thường là nguyên nhân mà các mẹ không phát hiện ra kịp thời.
Cách điều trị thai lưu nhiều lần tùy vào nguyên nhân gây thai lưu. Do đó, điều quan trọng nhất là các cặp vợ chồng nếu gặp trường hợp này cần phải đến bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm máu, xét nghiệm phụ khoa, xét nghiệm HSG, xét nghiệm Antiphospholipid và Anticardiolipin ở người vợ và Halosperm tinh trùng ở người chồng để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân.
Cần làm gì khi phát hiện thai lưu?
Cần gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ thai nhi bị chết lưu trong bụng (Nguồn: Vinmec)
Khi nghi ngờ thai nhi có thể bị chết lưu trong cơ thể, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim. Nếu sự việc đau lòng này không may xảy ra, thai phụ cần thực hiện cho thai ra càng sớm càng tốt nếu không có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất như: Gắp thai, nạo hút thai, gây sảy thai, gây chuyển dạ…. Đồng thời, thai phụ cũng được điều trị chống nhiễm trùng và chống rối loạn đông máu, tư vấn đưa ra lời khuyên giúp mẹ phục hồi sức khỏe và tinh thần tốt hơn.
Xem thêm:
Giải đáp nhanh: bị thai lưu có dễ có thai lại không?
Ngăn ngừa tình trạng thai lưu, bố mẹ cần làm gì?
Những cặp vợ chồng có tiền sử thai lưu cũng đừng nên quá lo lắng vì tuy vẫn có trường hợp thai lưu liên tiếp nhưng các trường hợp này thường chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp so với tỉ lệ mang thai thành công. Để ngăn ngừa tình trạng thai lưu ở những lần mang thai tiếp theo, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
1. Trước khi mang thai
- Khám sức khỏe sinh sản, kiểm tra tổng quát để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề bất thường có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ nếu thai phụ có sẵn bệnh nền.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, dưỡng chất, đặc biệt 400mg axit folic mỗi ngày trước khi mang thai khoảng 3 tháng, hoặc tối thiểu 1 tháng để giảm thiểu nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Giảm cân trước khi mang thai.
2. Trong thai kỳ
- Ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện
(Nguồn: Vinmec)
- Ngưng hút thuốc, uống rượu bia và các chất kích thích khác.
- Thăm khám thai thường xuyên để phát hiện bất thường sớm cũng như được bác sĩ tư vấn chế độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh
- Bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố bên ngoài để hạn chế bị nhiễm trùng
- Nếu có bất thường hãy đi khám ngay để kịp thời xử lý những tình huống xấu
Để hạn chế tối đa nguy cơ bị thai lưu cũng như có một thai kỳ khỏe mạnh, an vui, mẹ bầu hãy áp dụng những biện pháp trên đây. Nó không chỉ bảo vệ mẹ mà còn giúp bảo vệ thai nhi toàn diện.
Nguồn thông tin: Thai lưu liên tiếp: Những điều cần biết – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!