Cách chữa táo bón cho mẹ đang cho con bú như thế nào là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều mẹ bỉm sữa. Hiện tượng táo bón khá phổ biến với mẹ đang mang thai và sau khi sinh.
Bị táo bón là bị gì?
Táo bón là tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Thường sẽ ít hơn 3 lần một tuần. Đồng thời kèm theo có khó khăn khi đi ngoài do phân cứng, thường gây đau và khó chịu cho người bệnh.
Bình thường táo bón đã gây một sự ức chế ở người bình thường. Các bà mẹ vừa sinh con xong thì còn khó chịu hơn gấp nhiều lần.
Nguyên nhân bị táo bón sau sinh?
- Chế độ dinh dưỡng của bà bầu hoặc mẹ mới sinh con không đủ chất dinh dưỡng. Thiếu các chất xơ dẫn đến chức năng tiêu hóa bị giảm đi, dạ dày co bóp yếu, thức ăn bị đọng lại. Thế là trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng táo bón xuất hiện.
- Khi vượt cạn không chỉ tử cung bị kéo căng ra mà các bộ phận khác trong đó có trực tràng cũng bị ảnh hưởng. Khả năng co thắt của thần kinh ở vùng hậu môn kém hẳn đi.
- Thói quen đi vệ sinh bằng bô chuyên dụng ngay trên giường cũng gây nên hiện tượng táo bón.
- Sau sinh nhiểu mẹ không chịu vận động nằm lỳ một chỗ trên giường. Điều này khiến quá trình trao đổi chất chậm lại, càng dễ gây nguy cơ táo bón. Đồng thời khiến nhu động ruột yếu đi, phân lưu lại ở ruột lâu gây tái hấp thụ nước, phân khô cứng lại gây táo bón.
- Tâm lý hạn chế uống nước để sữa đỡ bị loãng cũng là một nguy cơ gây tăng táo bón.
- Sử dụng thuốc như thuốc giảm đau (khi chuyển dạ, như pethidine hoặc diamorphine), hoặc viên sắt, các loại thuốc này có thể làm bạn táo bón.
Nguồn sữa mẹ có bị ảnh hưởng khi mẹ bầu bị táo bón khi đang cho con bú?
Tuy táo bón không trực tiếp làm giảm chất lượng nguồn sữa mẹ nhưng có thể khiến bạn mệt mỏi. Tâm lý mệt mỏi có thể khiến mẹ biếng ăn. Cộng hưởng với tâm trạng không vui, gián tiếp ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Cách chữa táo bón cho mẹ đang cho con bú
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong mọi vấn đề của sức khoẻ, và táo bón cũng không ngoại lệ.
Sau sinh, mẹ khá mệt mỏi và chưa có thời gian tự cân chỉnh trong thức ăn hàng ngày. Đã vậy, người lớn thì cứ liên tục “tẩm bổ” mà quên mất sự cân bằng. Thành ra, mẹ sẽ thiếu chất, đặc biệt là chất xơ. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại rau, hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày. Có thể bỏ nhỏ người thân thêm vào mỗi bữa ăn.
Mẹ nên tuyệt đối hạn chế các thức ăn khó tiêu như chiên, xào nhiều dầu mỡ cũng như các thức uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
Ăn đúng giờ, chia nhiều bữa và uống đầy đủ nước từ 2 lít đến 3 lít mỗi ngày.
2. Tập thể dục không nhiều thì ít
Dù biết sau sinh mẹ còn đau rất nhiều, nhưng vận động là một cách chữa táo bón sau sinh hiệu quả. Mẹ chỉ cần chịu khó đi bộ mỗi ngày một chút là ổn. Khi vận động đều đặn, máu sẽ tăng cường lưu thông, các cơn co thắt của thành ruột cũng tăng lên giúp cho việc di chuyển của các chất trong ruột cũng được dễ dàng hơn.
3. Xoa bụng
Với các mẹ sinh thường, có thể tranh thủ xoa bụng dọc theo khung đại tràng giúp kích thích nhu động ruột. Đây cũng là một cách hay trị táo bón.
4. Thói quen vệ sinh
Không được nhịn khi mắc đại tiện. Nếu làm vậy, bạn sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu dần sẽ làm mất cảm giác mót rặn. Đồng thời, không nên ngồi lâu trong nhà vệ sinh vì sẽ gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch gây trĩ và táo bón.
5. Thay đổi loại thuốc đang dùng
Có thể một vài loại thuốc bạn dùng có thành phần gây nên táo bón. Hãy theo dõi và tìm kiếm tư vấn từ bác sĩ mẹ nhé.
Táo bón ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Táo bón sau sinh không chỉ gây đầy bụng, trướng hơi, ăn uống khó tiêu, mệt mỏi mà còn dễ bị trĩ nếu không được điều trị dứt điểm.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!