X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Cách chăm sóc bé sơ sinh - Những "bí mật nho nhỏ" mẹ cần biết về bé 3 tháng đầu đời 

Mất 7 phút để đọc
Cách chăm sóc bé sơ sinh - Những "bí mật nho nhỏ" mẹ cần biết về bé 3 tháng đầu đời 

Cách chăm sóc bé sơ sinh dành cho mẹ 

Chỉ cần mẹ hiểu những “bí mật nho nhỏ” này thì việc chăm sóc em bé mới sinh không còn là thử thách đầy gian nan nữa. 

1. Con chưa thể phân biệt được ngày đêm khi mới chào đời

Các bé sẽ ngủ bất kể giờ giấc nào và chưa có lịch sinh hoạt rõ ràng. Bé ăn, thức, ngủ phần lớn theo bản năng tự nhiên vì cơ thể sinh học của con vẫn chưa đi vào nếp. Qua 3 tháng mọi thứ sẽ khá hơn. Khi đó bé đã phân biệt được ban ngày và ban đêm. Vì vậy, đây là khoảng thời gian mẹ có thể rèn cho bé một nếp ngủ phù hợp.

trẻ sơ sinh chưa phân biệt được ngày đêm

2. Mắt bé nhìn thấy gì khi chào đời?

Từ 0-1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ chỉ nhìn được trong phạm vi khoảng 30cm trở lại vì đây là khoảng cách mẹ cho bé bú hoặc bế ẵm bé. Thị giác của bé sẽ nhận biết rất tốt các màu tương phản như trắng, đen, đỏ, …

3. Bé thích nhìn đồ vật chuyển động

Chính vì vậy, trong khoảng thời gian này, khuôn mặt của bố mẹ chính là thứ đồ chơi kỳ diệu nhất đối với bé.

4. Giác quan của bé sơ sinh phát triển như thế nào?

Từ nhìn được tầm ngắn, trẻ dần dần phân biệt được các màu khi bước sang tháng thứ 3. Mắt bé có khả năng tập trung vào một điểm và ghi nhớ được khuôn mặt bố mẹ vào tháng thứ 4. Thị giác trẻ sẽ hoàn thiện trong 2 năm đầu đời.

mẹ ôm ấp bé

5. Con nghe như thế nào?

Ngay khi ở trong bụng mẹ bé đã có thể nghe thấy các âm thanh bên ngoài (từ tuần 25-26 trở đi). 0-3  tháng, trẻ chưa phân biệt được nguồn gốc của âm thanh. Từ 3 tháng trở đi bé có thể quay đầu tìm nơi có âm thanh phát ra như tiếng đồ chơi, tiếng gọi của bố mẹ, …

6. Bé thích được vuốt ve, tiếp xúc nhẹ nhàng

Việc ôm ấp, vỗ về, mát xa làn da bé là một trong những điều mà trẻ sơ sinh vô cùng yêu thích. Những cảm giác này sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu và an toàn.

7. Nhịp thở của trẻ sơ sinh

Trong những tháng đầu, nhịp thở của bé thường nhanh bởi phổi con đang trong quá trình làm quen với môi trường bên ngoài. Dần dần, nhịp thở của bé sẽ chậm lại khi con lớn lên.

giác quan trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc bé sơ sinh giúp con phát triển giác quan

8. Vị giác của trẻ

Con có thể cảm nhận mùi vị ngay từ khi chào đời. Trẻ thích vị ngọt hơn bất kỳ vị nào khác. Sữa mẹ cũng có vị ngọt tự nhiên nên tất nhiên trẻ sơ sinh nào cũng “mê rồi”.

9. Con ngửi mùi như thế nào?

Ngay khi chui ra khỏi bọc ối, bé đã có thể nhận biết mùi. Bản năng của trẻ sơ sinh là bao giờ cũng thích những mùi thơm dịu hơn là các mùi nồng, hắc.

10. Bé cảm nhận được mùi của mẹ khi nào?

Khi được 3 ngày tuổi, trẻ sơ sinh có khả năng phân biệt được mùi của mẹ với những người phụ nữ khác. Giờ đây con sẽ học để làm quen với nhiều loại mùi khác nhau như mùi sữa, mùi cơ thể mẹ,… Nhờ đó mà con biết được người đang bế ẵm mình chính là mẹ.

11. Bé ngủ rất nhiều khi mới chào đời

Trung bình trẻ sơ sinh sẽ ngủ 16-18 tiếng/ngày. Phần lớn thời gian của bé là đi ngủ và số giờ ngủ này sẽ giảm dần theo độ tuổi của bé.

12. Trớ sữa

Trớ, ọc sữa là tình trạng phổ biến với các em bé sơ sinh trong 2-3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân có thể do bé ăn quá nhiều sữa, dạ dày con làm việc chưa thuần thục, bé bị đầy hơi, … Vì vậy mẹ cần tìm hiểu về cách vỗ ợ hơi và cho bé ăn với một lượng hợp lý.

mẹ cho bé bú

Cách chăm sóc bé sơ sinh khi mới chào đời

13. Hệ bài tiết của bé sơ sinh

Vào tháng đầu tiên, việc tiêu hóa và thẩm thấu các chất dinh dưỡng của cơ thể trẻ vẫn chưa hoạt động trơn tru. Bé sẽ tè ị rất nhiều. 0-1 tháng tuổi, con có thể ị tới 5-10 lần/ngày. Nhưng từ 1 tháng trở ra, con có thể giảm số lần đi ị còn 2-3 lần/ngày. Một số trẻ ăn sữa mẹ thậm chí còn nhiều ngày mới ị một lần.

14. Phân của trẻ sơ sinh

Từ phân su màu tro trong ngày đầu tiên, bé sẽ chuyển sang đi phân hoa cà hoa cải có màu vàng lẫn hạt rồi chuyển sang dạng lỏng màu vàng và dần dần sẽ chuyển sang hình khuôn khi con bước vào thời kỳ ăn dặm.

15. Thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh

6 tháng đầu tiên con nên được ăn sữa, đặc biệt là sữa mẹ bởi phù hợp với khả năng hấp thụ tốt nhất của cơ thể trẻ vào lúc này. Trẻ sẽ ăn dặm từ tháng thứ 6 hoặc một số trẻ có thể bắt đầu sớm hơn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm sớm nhất là từ tháng thứ 4 trở đi để tránh tình trạng tắc ruột có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

16. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ

Trong tuần đầu tiên dạ dày của bé chỉ bằng một quả nho, đến 1 tháng tuổi dạ dày sẽ tăng kích thước lên bằng 1 quả trứng gà. Chính vì vậy mà trẻ sơ sinh cần ăn nhiều bữa, cách 1-2 tiếng/ lần với một lượng nhỏ.

cách chăm sóc bé sơ sinh

Cách chăm sóc bé sơ sinh đòi hỏi mẹ cần nắm được những kiến thức vững vàng

17. Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm

Bởi khi mới chào đời, da bé con khá mỏng so với người lớn. Trẻ sẽ dễ bị mẩn ngứa và bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất.

18. Thóp của con chưa đóng

Thóp trước của trẻ vẫn còn mở và dần dần khép lại hoàn toàn cho đến 18-24 tháng. Chính vì vậy mà khi bế ẵm trẻ, người lớn cần nhẹ nhàng, đặc biệt là vùng đầu.

19. Tiếng khóc của con

Khóc vì đói và ướt không đáng sợ bằng khóc colic hay còn gọi là khóc dạ đề. Trẻ thường khóc nhiều vào 3 tháng đầu, nhưng với trẻ khóc dạ đề, tiếng khóc sẽ dai dẳng, thậm chí kéo dài từ 1-3 tiếng đồng hồ mà không rõ nguyên nhân. Bé thường khóc từ chập tối cho đến đêm. Đây cũng là quãng thời gian các mẹ sẽ cảm thấy mệt nhất khi phải tìm mọi cách để dỗ bé.

cách chăm sóc bé sơ sinh

Cách chăm sóc bé sơ sinh tốt nhất là dành thật nhiều tình yêu thương và thấu  hiểu nhu cầu của trẻ

20. Trẻ sơ sinh cần thật nhiều tình yêu thương của bố mẹ

Cách yêu thương trẻ sơ sinh tốt nhất chính là cần biết quan sát, lắng nghe tín hiệu cơ thể con. Đáp ứng lại nhu cầu của trẻ thông qua tiếng khóc để con hiểu được rằng con sẽ lớn lên an toàn, ấm áp trong vòng tay của bố mẹ.

Theo The Asianparent 

Xem thêm bài liên quan:

Đọc vị ngôn ngữ cơ thể trẻ sơ sinh – 18 cử chỉ giúp mẹ thấu hiểu bé yêu

LẦN ĐẦU LÀM MẸ: 5 điều mẹ cần biết về chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh để con mau vào nếp ăn ngủ ngoan, mẹ không bơ phờ đêm ngày

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Minh Hương

  • Home
  • /
  • Em bé 0 - 1 tuổi
  • /
  • Cách chăm sóc bé sơ sinh - Những "bí mật nho nhỏ" mẹ cần biết về bé 3 tháng đầu đời 
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it