Các bệnh về da ở trẻ em thường bé khó chịu còn ba mẹ phải vất vả chăm sóc. Dưới đây là các bệnh về da thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả.
1. Chàm sữa – một trong các bệnh về da ở trẻ em phổ biến nhất
Chàm sữa (lác sữa) là bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ. Đặc biệt thường gặp ở các bé dưới 12 tháng tuổi. Các vết chàm thường gặp ở hai bên má, mọc đối xứng nhau. Có thể lan ra toàn thân hoặc ở các nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân…
Biểu hiện của chàm sữa là các mẩn đỏ, mảng hồng ban kèm theo mụn nước li ti. Chúng có thể có chảy dịch vàng, sờ vào có cảm giác thô ráp. Chàm sữa khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, bú kém, đồng thời còn gây ngứa. Vì vậy, trẻ thường xuyên cọ, gãi gây trầy xước da, rất dễ bị nhiễm trùng.
Thông thường, sau một thời gian xuất hiện chàm sữa sẽ tự biến mất. Nếu sau 4-6 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi thì bệnh có thể sẽ dai dẳng đến tuổi trưởng thành.
Biểu hiện của bệnh chàm sữa là các mẩn đỏ, mảng hồng.
Cách chăm sóc bé bị chàm sữa:
Để giúp trẻ bị chàm sữa nhanh khỏi bệnh, bố mẹ nên:
– Đưa trẻ đi khám bác sĩ (có thể kê toa kem chống viêm và thuốc kháng histamin).
– Thoa kem làm mềm da cho trẻ và cắt móng tay để trẻ không cào làm tổn thương da.
– Cho trẻ mặc quần áo bằng cotton, thoáng mát.
– Xả nước quần áo trẻ thật kỹ để không còn dấu vết bột giặt hay nước xả vải.
– Tránh dùng xà bông có chất xút cao, thay vào đó dùng sữa tắm dịu nhẹ.
2. Viêm da có mủ
Viêm da có mủ là bệnh ngoài da ở trẻ do bị nhiễm khuẩn tụ cầu và liên cầu. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn chỉnh. Nếu da bị xây xát, thương tổn sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập, phát triển nhanh. Nếu không điều trị kịp thời chúng sẽ tiến triển thành các triệu chứng ngoài da. Những tình trạng này gọi chung là viêm da có mủ. Vi khuẩn thường tập trung nhiều ở các kẽ, nếp gấp da (nách, cổ, bẹn, mông…). Những vùng da có nhiều bã nhờn, mồ hôi, bụi bẩn cũng nơi dễ sinh sôi vi khuẩn gây bệnh.
Viêm da có mủ là do bị nhiễm khuẩn tụ cầu và liên cầu.
Cách chăm sóc bé mắc viêm da có mủ:
Khi trẻ bị viêm da có mủ, bố mẹ cần chú ý các điểm sau:
– Giữ vùng da bị viêm sạch, không cho bé gãi. Không cho vùng này tiếp xúc với xà bông và thuốc tẩy rửa.
– Nếu viêm da quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa loại kem có steroid (kháng viêm) nhẹ.
3. Rôm sảy
Rôm sảy là một trong số các bệnh về da ở trẻ em mà hầu hết các bé đều mắc phải. Bệnh sẽ nặng hơn khi thời tiết nắng nóng, oi bức. Lúc này cơ thể trẻ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi. Nếu vệ sinh cơ thể không kỹ sẽ rất dễ làm tuyến mồ hôi bị tắc, bít. Khi đó, bề mặt da sẽ nổi lên những đám mẩn, sần nhỏ màu hồng. Triệu chứng có thể lan khắp cơ thể và dày đặc. Đặc biệt là ở những vùng mà mồ hôi bị ứ đọng như cổ, mặt hay nách, bẹn…Tuy nhiên, đây là bệnh không quá nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ. Cha mẹ không cần phải quá lo lắng.
Rôm sảy là một trong những bệnh về da rất phổ biến ở trẻ.
Cách chăm sóc bé bị rôm sảy dành cho cha mẹ
Bố mẹ cần lưu ý các điểm sau khi chăm bé bị rôm sảy:
– Giữ nhiệt độ trong phòng đừng cao quá. Mở cửa sổ để không khí lưu thông.
– Đừng mặc nhiều quần áo hay quấn nhiều tã cho trẻ.
– Cho trẻ uống nhiều nước, không nên ăn nhiều đồ ngọt.
– Tắm trẻ bằng nước ấm, nước khổ qua và thấm khô. Để da trẻ còn hơi ẩm ướt một chút, thoa bột Talc vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.
4. Hăm tã
Trẻ có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng với chất liệu của tã sẽ dễ bị hăm tã. Đây cũng là một trong số các bệnh về da ở trẻ em khá phổ biến. Triệu chứng thường gặp như: nóng đỏ, đau rát vùng da quấn tã (bụng dưới, đùi, mông…). Vùng da này sẽ tiết dịch vàng sau đó đóng vảy. Bệnh có thể lan rộng ra các vùng da lân cận, xuất hiện các vết xước. Nếu nặng hơn có thể khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương.
Trẻ mặc tã lâu sẽ dễ bị hăm tã.
Cách chăm sóc:
Hăm tã là một bệnh rất thường gặp ở các bé ở Việt Nam. Vì thế bố mẹ nên ghi nhớ cách chăm bé đúng cách như sau:
– Chọn loại tã tốt, chất lượng
– Nên thay mới thường xuyên (4 tiếng/lần).
– Khi thay, cần vệ sinh vùng mặc tã bằng nước ấm. Sau đó thấm nước nhẹ nhàng và mặc tã cho trẻ.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đây cung cấp thông tin cơ bản của các bệnh về da ở trẻ em mà phụ huynh thường gặp. Cha mẹ cần hết sức chú ý để bảo vệ và chăm sóc làn da cho trẻ một cách tốt nhất nhé!
Xem thêm
Bệnh viêm da ở trẻ em phải điều trị và chăm sóc như thế nào?
Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh khác nhau như thế nào?
Bệnh ngoài da ở trẻ em – 4 căn bệnh phổ biến bố mẹ chớ coi thường
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!