Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em được chẩn đoán do da của bé tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài. Khi làn da bé tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân này sẽ gây nên những triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, viêm nhiễm. Hầu hết các bậc phụ huynh sẽ rất khó khăn trong việc phân biệt bệnh này. Vì chưa có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và triệu trị như thế nào để an toàn cho bé. Hãy cùng nhau tìm hiểu bệnh lý này để phòng ngừa bệnh cho bé yêu nhé!
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm da tiếp xúc là một biểu hiện của sự rối loạn hệ miễn dịch bên trong cơ thể bé. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi bé sẽ dị ứng với một tác nhân khác nhau và biểu hiện khác nhau. Một số tác nhân thường được ghi nhận như một số loại hóa chất hoặc côn trùng, thực vật,…
Bệnh viêm da tiếp xúc bắt đầu với những triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát da, mất ngủ, da bị nhiễm trùng xuất hiện vệt đỏ, mủ hay vảy vàng. Do bé còn nhỏ nên sẽ không thể phân biệt rõ được là có đang bị bệnh hay không. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý đến những dị thường ở da trẻ. Tránh tình trạng bị viêm da nếu không được chữa trị tốt sẽ để lại sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của da bé.
Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra sẹo mất thẩm mỹ cho da của bé
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ có thể bộc phát do 2 yếu tố khác nhau. Bệnh bộc phát do có tác nhân bên ngoài tác động vào gây nên. Hoặc bé bẩm sinh đã bị dị ứng với một số tác nhân bên ngoài.
- Nhóm gây kích ứng: Bao gồm các loại hóa chất và những thành phần có trong tác nhân gây nên. Khiến da bị tổn thương trực tiếp chứ không thông qua các phản ứng dị ứng.
- Các tác nhân gây dị ứng: Bao gồm các loại hóa chất và những thành phần có trong tác nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em. Tuy nhiên, các yếu tố này gây tổn thương da thông qua hoạt động phóng thích Histamin và giải phóng kháng thể IgE vào vùng da tiếp xúc.
Ngoài ra bệnh còn được chẩn đoán do một số yếu tố khác gây ra như: di truyền, giới tính, cơ địa và sinh non. Đặc biệt, trường hợp bé sinh non sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng nhiều hơn. Do khi sinh non, hệ miễn dịch của bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh nên sẽ rất dễ nhiễm bệnh.
Bệnh viêm da tiếp xúc gây khó chịu cho bé
Dấu hiệu và cách phòng bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sẽ thường tác động đến các vùng da có vị trí như da mặt, da đầu, khuỷu tay và đầu gối. Đối với một số bé lớn hơn, tình trạng này sẽ thường xảy ra ở bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, hai bên cổ, xung quanh miệng, đầu gối.
Bệnh viêm da sẽ làm vùng da bị tổn thương xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Vùng da bị tổn thương sẽ trở nên phù nề, sưng tấy
- Xuất hiện các ban đỏ với hình tròn hoặc dài với kích thước có thể giống nhau hoặc khác
- Phần da xuất hiện ban đỏ sẽ trở nên nóng rát, ngứa ngáy hoặc có thể đau nhức
- Khoảng vài giờ sau khi xuất hiện, các ban đỏ có biểu hiện xuất hiện mụn nước hoặc bóng nước căng.
- Cảm giác ngứa rát, đau nhức sẽ khiến trẻ quấy khóc và chà xát vùng da bị tổn thương, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Sau vài ngày, các bóng nước có biểu hiện vỡ dần ra. Sau khi vỡ sẽ lành lại và hình thành các vảy da non.
Tuy nhiên tùy vào cơ địa và sức đề kháng của mỗi bé sẽ xuất hiện triệu chứng khác nhau. Tốt nhất khi thấy bé xuất hiện những dị ứng bất thường ngoài da. Các bậc phụ huynh nên đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra.
Dấu hiệu nhận biết là những mảng da rộp đỏ trên gáy, cố và lưng của bé
Các cách phòng bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh lý này cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý và áp dụng cho bé.
- Quần áo trẻ mặc hằng ngày phải luôn khô thoáng sạch sẽ. Chất liệu thông thoáng, mềm mịn để tránh cọ xát da bé.
- Luôn giữ làn da của trẻ khô ráo, thông thoáng và tránh bị ẩm ướt. Vì khi có độ ẩm trên da, nấm và vi khuẩn sẽ rất dễ dàng sinh sôi gây bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh làn da của trẻ bằng các loại xà phòng chuyên dụng cho trẻ em. Hoặc có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên tránh gây kích ứng da trẻ. Khi ba mẹ tắm cho bé cũng nên lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tắm.
- Hạn chế cho trẻ ở gần và tiếp xúc với động vật hay các đồ vật không đảm bảo vệ sinh, đồ vật dễ gây dị ứng (thú nhồi bông, chổi lông, áo lông, áo len, đồ bằng len dạ..).
- Không nên sử dụng những loại thuốc bôi da không cần thiết cho trẻ.
- Luôn bổ sung đủ nước cho trẻ, tránh tình trạng mất nước dẫn đến khô da trẻ.Các cách phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc cho bé
Điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Bệnh viêm da tiếp xúc sẽ không nguy hiểm nếu như được phát hiện kịp thời. Có thể chữa trị bằng cách phối hợp sử dụng thuốc hoặc thay đổi lối sinh hoạt của bé và giữ bé tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc cụ thể. Chỉ có những phương pháp giúp ngăn cho bệnh diễn tiến xấu đi hoặc bùng phát bệnh. Hoặc làm giảm cảm giác khó chịu hay yếu tố nguy cơ gây ra. Điều này giúp da không bị dày lên và ngăn nhiễm trùng.
Các cách điều trị bệnh viêm da ở trẻ
Tổng kết
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một căn bệnh thường xuất hiện ở trẻ. Từ đó kịp thời phát hiện bệnh và đưa trẻ đi chữa trị kịp thời. Đừng chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào của trẻ nhỏ ba mẹ nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!