Giảm tình trạng ngứa
- Đắp băng ướt để làm dịu vùng da bị tổn thương, có thể pha dung dịch làm tăng cường độ ẩm cho da theo chỉ định của bác sỹ để việc đắp ẩm cho da hiệu quả hơn (petrolatum, aquaphor, hay một số chế phẩm mới hơn như atopiclair và mimyx). Cho trẻ đắp vài lần mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ nặng của da
- Bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa (Hydrocortisone, triamcinolone, betamethasone, mỡ tra,…)
Giữ ẩm cho da
Da khô sẽ làm các triệu chứng viêm trở nên trầm trọng hơn nên mẹ cần thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, ít gây kích ứng để tăng cường độ ẩm cho da bé. Thời điểm bôi kem tốt nhất là khi da ẩm (sau khi tắm, sau khi băng ướt,…). Mẹ bôi kem ngày 1 – 2 lần và bôi thường xuyên ngay cả khi không có viêm. Khi lấy kem mẹ nhớ dùng dụng cụ sạch để lấy kem ra một lượng vừa đủ, đồng thời phải rửa tay sạch sẽ trước khi thoa kem cho bé nhé.
Vệ sinh cẩn thận làn da của bé
Tắm cho trẻ mỗi ngày bằng sữa tắm thay vì xà phòng, chú ý không dùng nước quá nóng. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái với chất liệu cotton mềm mịn, thấm hút mồ hôi. Khi trẻ ra mồ hôi, mẹ phải lau ngay để giữ cho da trẻ luôn khô ráo.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Trẻ bị bệnh viêm da cần được uống nhiều nước vì cơ thể thiếu nước cũng sẽ gây khô da. Đồng thời mẹ nên tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như gà, bò, các loại mắm, tương, chao, đồ lên men, đồ hộp,…
Bên cạnh đó, mẹ cần cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, tránh để trẻ bị căng thẳng, quấy khóc, thiếu ngủ,… sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của con.
Đưa trẻ đi khám
Nếu thấy da trẻ có biểu hiện nhiễm trùng như chảy máu, chảy nước, chảy mủ kèm theo ngứa ngáy liên tục dẫn đến mất ngủ thì mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám, xác định các bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh và điều trị đúng cách, tránh để tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng thêm.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ