Buốt cửa mình khi mang thai tháng đầu có thể là bình thường vì cơ thể thay đổi trong thai kỳ, nhưng cũng có thể là do mang thai ngoài tử cung hay nhiễm trùng âm đạo. Điều cần làm là phải thăm khám với bác sĩ sản khoa.
Những nguyên nhân có thể gây nên buốt cửa mình khi mang thai tháng đầu
Mang thai ngoài tử cung
Một nguyên nhân tiềm ẩn khi thai phụ bị đau buốt cửa mình khi mang thai tháng đầu là mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng khi trứng đã thụ tinh nhưng lại “quyết định” làm tổ ở bất kỳ vị trí nào khác ngoài tử cung. Thông thường, trứng đã thụ tinh sẽ bám vào bên trong ống tử cung.
Thai ngoài tử cung không thể giữ lại thai. Trứng đã thụ tinh không thể tồn tại bên ngoài tử cung. Trong một số trường hợp, mang thai ngoài tử cung có thể gây vỡ vòi tử cung, dẫn đến đau âm đạo, ra máu, choáng váng và buồn nôn. Nếu không được can thiệp và trợ giúp y tế kịp thời thì có thể nguy hiểm, thậm chí đến tinh mạng người mẹ.
Sự giãn nở của cổ tử cung có thể khiến mẹ buốt cửa mình khi mang thai tháng đầu
Có rất nhiều sự thay đổi diễn ra bên trong cơ thể người mẹ khi mang thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sự thay đổi hormone trong cơ thể thai phụ diễn ra mạnh mẽ. Ở đó, một lượng hormone relaxin sẽ được tiết ra với hàm lượng lớn. Loại hormone này sẽ làm mềm các cơ ở vùng xương chậu, làm cho thai phụ cảm thấy áp lực ở vùng chậu, gây ra cảm giác đau buốt cửa mình khi mang thai tháng đầu.
Ngoài ra, cổ tử cung cũng phải giãn nở để đón nhận thai nhi và phát triển, và cũng là nguyên nhân khiến mẹ khó chịu ở vùng kín. Càng về cuối thai kỳ, khi thai nhi phát triển lớn hơn và/hay di chuyển vào vị trí thích hợp để chuẩn bị chào đời thì cảm giác này càng rõ rệt hơn.
Tăng lưu lượng máu
Lượng máu đến âm đạo tăng lên, kèm theo dịch âm đạo nhiều là hiện tượng bình thường khi mang thai. Mức độ cao hơn của hormone estrogen và progesterone tạo ra những thay đổi này. Tổng thể tích máu tăng lên có thể gây khó chịu hoặc đau buốt cửa mình khi mang thai tháng đầu.
Nhiễm nấm cũng có thể khiến mẹ buốt cửa mình khi mang thai tháng đầu
Nếu bị đau âm đạo khi mang thai và nghi ngờ có thể mình đã bị nhiễm trùng âm đạo thì hãy nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ. Nhiễm trùng phổ biến nhất là candida (nhiễm trùng nấm men), thường gặp trong thời kỳ mang thai do khả năng miễn dịch của thai phụ bị tổn hại.
Trong thời kỳ mang thai, việc phục hồi sau nấm candida có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường. Vì thế, nếu chẳng may bị tình trạng này thì mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn điều trị theo đúng liệu trình của bác sĩ nhé.
Nên làm gì tại nhà để mẹ bầu bớt đau buốt cửa mình khi mang thai tháng đầu?
- Nằm nghiêng về bên trái để cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực âm đạo
- Ngồi nâng cao chân, điều này cũng có thể làm giảm mức áp lực và giảm đau âm đạo
- Nâng cao hông để giảm đau cổ tử cung khi mang thai – một vấn đề thường làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu ở âm đạo.
- Tắm nước ấm để làm dịu và thư giãn các cơ đau nhức khắp cơ thể
- Tham gia các hoạt động như yoga hoặc bơi lội để giúp tăng cường lưu thông máu và tăng cường cơ bắp.
- Được bác sĩ cho phép massage vùng chậu có thể đồng thời hỗ trợ vùng chậu cần thiết và giảm đau âm đạo khi mang thai.
Khi nào thai phụ nên đến gặp bác sĩ?
Đau âm đạo là một phần bình thường của thai kỳ và xảy ra ở hầu hết phụ nữ mang thai. Mặc dù những hướng xử lý trên có thể hiệu quả nhưng bác sĩ chuyên môn luôn là nơi mẹ nên nghĩ đến đầu tiên, đặc biệt ở tháng đầu nhạy cảm của thai kỳ.
Hãy đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán đúng nguyên nhân. Nếu không có gì nguy hiểm thì mẹ hoàn toàn yên tâm. Còn nếu như là do nhiễm trùng hoặc bất thường ở cổ tử cung, thì mẹ hãy luôn kiên trì và làm đúng như hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài buốt vùng kín, đừng ngần ngại đến gặp và trao đổi, đặt bất kỳ câu hỏi nào mà mẹ có trong thai kỳ nhé! An toàn cho thai nhi và mẹ vẫn luôn là trên hết, miễn là bạn phải có kiến thức cơ bản để hiểu bản thân và nhận biết đúng khi nào cần lo lắng, khi nào không!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!