Uống gì để ra kinh nguyệt? Để cải thiện trong tình trạng khó chịu, buồn nôn do việc trễ kinh gây ra, các chị em có thể uống nước dừa, sữa đậu nành, mùi tây…để thúc giục “mùa dâu mua rụng”.
- Thế nào là bị trễ kinh?
- Uống gì để ra kinh nguyệt?
- Rối loạn kinh không nên ăn gì
- Các bạn gái cần lưu ý gì thêm về lối sống
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Thế nào là bị trễ kinh?
Trễ kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ, xuất hiện khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi là chậm/trễ kinh. Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Chậm kinh là tình trạng có thể gặp phải ở một số phụ nữ, có thể chậm từ 2-3 ngày đến 1-2 tuần, hoặc thậm chí lên tới 2-3 tháng.
Các lý do dẫn đến hiện tượng bị trễ kinh ở nữ giới
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến – Trưởng Khoa Phụ sản – Bệnh viện Quốc tế City cho biết “Tình trạng trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới ngoài nguyên nhân có thai còn có những lý do khác như stress, giảm cân quá nhiều, luyện tập thể dục quá sức, mãn kinh sớm…Hoặc triệu chứng đa nang buồng trứng là sự mất cân bằng nội tiết tố làm hạn chế sự rụng trứng. Nó có thể khiến bạn mất kinh hoàn toàn hoặc có nhưng không đều đặn. Trường hợp phụ nữ mất kinh do đa nang buồng trứng ngày càng nhiều và với những mức độ khác nhau”.
Dưới đây là các nguyên nhân trễ kinh nguyệt phổ biến ở nữ giới, đã loại bỏ khả năng do mang thai.
- Thay đổi cân nặng một cách đột ngột và quá mức cho phép
- Vận động quá sức trong khoảng thời gian nhất định
- Bị căng thẳng, stress, lo lắng quá mức
- Tác dụng phụ của thuốc
- Sử dụng nhiều chất kích thích như bia, rượu,…
- Các nguyên nhân tiềm ẩn thiên về bệnh lý như rối loạn nội tíết, tuyến giáp, bệnh phụ khoa,…
Chậm kinh nguyệt khiến nhiều chị em lo lắng (Ảnh: Unplash)
Theo bác sĩ Nam, đây là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường, gây ra bởi nhiều nguyên nhân như dấu hiệu mang thai, vận động quá sức, căng thẳng, stress thường xuyên, tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, corticosteroids và thuốc dùng trong hóa trị,…), tăng hoặc giảm cân đột ngột, các bệnh phụ khoa, rối loạn nội tiết, bệnh lí tuyến giáp,… Vì vậy, để tìm được nguyên nhân và có cách xử trí phù hợp, bạn nên đến cơ sở y tế khám, tránh tự ý sử dụng thuốc vì có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
Có thể bạn chưa biết:
Cái cách hữu hiệu giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau dạ dày
Dùng thuốc thế nào cho đúng để chữa đau dạ dày khi mang thai
Uống gì để ra kinh nguyệt?
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Bị rối loạn kinh nguyệt nên uống gì? Vitamin C, còn được gọi là axit ascorbic, có thể giúp thúc đẩy kinh nguyệt khi bạn bị trễ kinh. Nguyên nhân là do vitamin C có thể làm tăng mức estrogen và giảm mức progesterone. Điều này làm cho tử cung co lại và niêm mạc tử cung bị bong ra, dẫn đến sự khởi đầu của kinh nguyệt.
Với phương pháp này, đơn giản là chỉ cần ăn/uống nhiều thực phẩm có chứa vitamin C. Trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho đen, bông cải xanh, rau bina, mầm Brussels, ớt đỏ và cà chua đều là những nguồn cung cấp vitamin C tốt. .
Nếu dùng viên thuốc bổ sung, hãy cẩn thận với liều lượng trong giới hạn an toàn được khuyến nghị. Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có thể gây nguy hiểm.
Bổ sung Vitamin C để điều hoà kinh nguyệt (Ảnh: Unplash)
Nước dừa tươi là lựa chọn phổ biến
Khi được hỏi “Bị trễ kinh thì uống gì?” thì nước dừa là câu trả lời rất phổ biến. Theo kinh nghiệm từ ông bà ta, uống nhiều nước dừa tươi sẽ khiến cho cơ thể mát. Trễ kinh uống nước dừa bởi trong dừa có chứa enzym đặc biệt có tên là bromelain sẽ giúp bạn đến mùa dâu sớm hơn
Từ đó sẽ kích thích người bị trễ kinh thoát khỏi tình trạng này. Ngoài ra, nước dừa còn là thức uống giải khát tuyệt vời cho những ngày trời oi bức.
Tốt nhất là uống nước dừa lấy trực tiếp từ trái chứ không phải sản phẩm đóng chai, đóng lon. Đồng thời nên uống vào buổi sáng để cơ thể hấp thu tốt nhất. Tránh uống buổi tối vì nước dừa lợi tiểu.
Hãy uống nước dừa (Ảnh: Unplash)
Sữa đậu nành
Bị chậm kinh nên uống gì? Đó là sữa đậu nành. Đây là thức uống chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi gồm vitamin B6, C, A, các khoáng chất thiết yếu như sắt, kali, natri, photpho, magie, canxi,… Ngoài ra, sữa đậu nành còn có estrogen thực vật nên khi sử dụng sẽ làm cân bằng nồng độ tiết tố, tăng nội tiết tố nữ và kích thích quá trình rụng trứng diễn ra. Nhờ vậy mà chị em sẽ có kinh trở lại theo đúng chu kỳ. Đây là câu trả lời cho câu hỏi bị chậm kinh nên uống gì.
Nước ép dứa
Nước dứa là câu trả lời cho câu hỏi bị chậm kinh nên uống gì cho máu ra. Dứa là một nguồn giàu bromelain, một loại enzyme được cho là ảnh hưởng đến estrogen và các hormone khác. Uống nước dứa/thơm cũng là cách kích thích, đẩy nhanh ngày “rụng dâu”.
Nước ép dứa (Ảnh: Unplash)
Mùi tây
Nên uống gì khi bị trễ kinh? Đó chính là nước rau mùi tây. Đây là thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cũng như apiol cao, có thể giúp kích thích co bóp tử cung. Tuy nhiên, apiol cũng độc với một số lượng nhất định, phụ nữ có thai, đang cho con bú hay có vấn đề về thận không nên uống rau mùi tây.
Để làm một cốc trà rau mùi tây, bạn thực hiện như sau:
- Rửa sạch và băm nhỏ 1/4 cốc rau mùi tây. Rau mùi tây tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn rau mùi tây khô, và sẽ giúp trà có vị ngon hơn.
- Đun sôi 1 cốc nước.
- Ngâm rau mùi tây vào nước sôi trong 5 phút.
- Vớt bỏ bã rau và uống dung dịch nước trà.
Rau cần tây
Trễ kinh nên làm gì? Nước ép cần tây có thể kích thích lưu lượng máu đến xương chậu và tử cung, từ đó thúc đầy kinh nguyệt. Một lưu ý là chị em bị huyết áp thấp không nên uống nước ép cần tây không, mà nên kết hợp với các loại trái cây khác như táo, dứa,…
Nước gừng
Gừng là một phương thuốc truyền thống để giúp kinh nguyệt ra nhanh và được cho là gây co bóp tử cung. Cách áp dụng là đập một củ gừng và cho lượng vừa phải vào tách nước nóng.
Gừng rất khó ăn sống, vì vậy cách dễ nhất để uống là pha trà gừng. Để sử dụng phương pháp này, đun sôi một miếng gừng tươi gọt vỏ, thái lát trong chảo nước trong năm đến bảy phút. Lọc trà và thêm mật ong hoặc đường để nếm trước khi uống. Đây là câu trả lời cho câu hỏi nên uống gì khi bị trễ kinh.
Uống nước gừng giúp kinh nguyệt trở lại (Ảnh: Unplash)
Nghệ
Củ nghệ từ lâu được biết đến là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của người phụ nữ. Thế nên củ nghệ cũng trở thành một trong những phương thuốc truyền thống được dùng khi bị trễ kinh nguyệt.
Dù vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh những củ nghệ cũng có tác động lên mức độ Estrogen và Progesterone. Chị em có thể thêm nghệ vào chế độ ăn uống như trong các bữa cơm cà ri, cơm trộn hoặc các món rau. Nếu không quen với mùi của nghệ thì chị em có thể pha bột nghệ với nước hoặc sữa để dễ uống hơn.
Rối loạn kinh không nên ăn gì?
Khi đã biết các loại thực phẩm nên ăn thì chắc chắn chị em sẽ đặt câu hỏi: “Rối loạn kinh nguyệt không nên ăn gì?”. Để giải đáp vấn đề thắc mắc này, chị em hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Có nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho kinh nguyệt của phụ nữ, tuy nhiên cũng có những loại thực phẩm chị em nên tránh, cụ thể như:
- Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay sẽ gây ra tình trạng nóng trong, gây rối loạn nội tiết tố và làm cơ thể có tình trạng loạn kinh tệ hơn.
- Đồ nướng, chiên xào: Trong những ngày có kinh khi ăn đồ ăn chiên xào dầu mỡ sẽ gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng.
- Đồ ăn mặn cũng sẽ gây tích nước làm cho cơ thể có cảm giác khó tiêu và khả năng gây ra rong kinh với các bạn gái.
- Đặc biệt nên tránh sử dụng đồ ăn: Kem, đá sẽ khiến khí hư có mùi hôi, gây lạnh bụng dẫn đến tình trạng đau bụng dưới ở nữ giới.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như cafe, thuốc lá, nước có ga sẽ gây ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể.
Có thể bạn chưa biết:
3 Phòng khám sản phụ khoa uy tín tại TPHCM cho mẹ bầu an tâm lựa chọn
Bác sĩ cảnh báo: Mắc bệnh phụ khoa khi mang thai để lại hậu quả khôn lường!
Các bạn gái cần lưu ý gì thêm về lối sống
- Thư giãn tâm lý để bản thân bớt căng thẳng và stress
- Giảm bớt cường độ tập thể dục nếu đang theo chế độ nặng
- Hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,…nếu cơ thể ít vận động
- Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng
- Uống nhiều và đầy đủ nước
Theo bác sĩ Nam, dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh, nhưng nếu chậm kinh, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm để tăng sức đề kháng, điều hòa các nội tiết tố nữ, giúp kinh nguyệt được ổn định: thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, vitamin A, chất sắt, sữa và các thực phẩm từ sữa,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi chậm kinh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ chính xác và hiệu quả.
Uống gì để ra kinh nguyệt? Đôi khi thật khó chịu khi “tới tháng” mà chẳng thấy các “bạn dâu rớt”. Điều này không những ảnh hưởng đến tâm lý mà còn cả thể chất của chị em phụ nữ. Nếu tình trạng trễ kinh kéo dài liên tục, chị em nên đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể nguyên nhân nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!