Bị nhiễm rubella trước khi mang thai là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng vì ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần được làm xét nghiệm sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh tới thai nhi. Nếu không được chữa trị đúng cách và theo dõi liên tục sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau này. Hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề mẹ bầu bị nhiễm rubella trước khi mang thai có ảnh hưởng gì? Và nên làm gì khi phát hiện bị nhiễm rubella nhé.
- Bệnh rubella là gì?
- Mẹ bầu bị nhiễm rubella trước khi mang thai có nguy hiểm không?
- Bị nhiễm rubella trước khi mang thai, mẹ bầu nên làm gì?
- Các xét nghiệm cần thiết dành cho mẹ bầu bị nhiễm rubella trước khi mang thai
Bệnh rubella là gì?
Rubella là gì? Theo đó rubella là một từ thuộc tiếng Latinh, từ này có nghĩa là “nốt đỏ nhỏ”. Ngoài ra căn bệnh này còn được biết với tên gọi khác như “sởi Đức”, “sởi 3 ngày”. Nguyên nhân bệnh rubella là do chủng virus RNA thuộc họ Togavirus gây phát bệnh. Theo y học thì bệnh rubella là một bệnh sốt phát ban lành tính và lây nhiễm không nguy cấp nhưng lại rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai vì sẽ có nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Bệnh rubella có khả năng truyền nhiễm cao nhất là vào trước 1 tuần phát ban và sau 1 tuần khi đã phát ban. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi thông qua máu dẫn đến nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Người bệnh rubella sẽ phát tán virus thông qua nước tiểu, dịch họng và mũi. Đặc biệt, virus RNA gây bệnh có thể tồn tại trong cơ thể bệnh nhân trong khoảng 1 năm và có thể lâu hơn khiến nguy cơ truyền bệnh cho người chưa tiêm phòng cao hơn
Bài viết liên quan:
Sữa mẹ có thể ức chế virus Sars-Cov-2?
Biểu hiện người mắc bệnh Covid-19 ra sao? Thời gian ủ bệnh trong bao lâu?
Mẹ bầu bị nhiễm rubella trước khi mang thai có nguy hiểm không?
Rubella là bệnh sốt phát ban lành tính tuy nhiên ảnh hưởng của bệnh rubella sẽ rất nghiêm trọng. Bệnh không quá nguy hiểm đối với người mắc nhưng lại rất nghiêm trọng đối với bà bầu vì nó có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua đường máu.
Nếu bị nhiễm rubella trước thời điểm mang thai và mẹ bầu đã khỏi thì hầu như không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, với trường hợp mẹ bầu bị bệnh rồi sau đó mới biết mình đã mang thai thì cần phải cẩn trọng.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu người mẹ bị nhiễm Rubella thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu trong cổ tử cung. Nếu thai vẫn tiếp tục phát triển thì thai sẽ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ.
Theo nhiều nghiên cứu, nếu mẹ bị Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có tới 90% trường hợp sẽ truyền bệnh sang thai nhi. Trong đó, có đến 70-100% trẻ bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh đối với các cơ quan như tim, mắt, não rất nguy hiểm.
Tuy nhiên như đã nói, việc bị nhiễm rubella trước khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi ở mức độ nào thì mẹ bầu cần xét nghiệm và tư vấn với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Bị nhiễm rubella trước khi mang thai, mẹ bầu nên làm gì?
Trước đây hầu hết các mẹ bầu nhiễm rubella trong ba tháng đầu thai kỳ (nghĩa là đã mắc rubella trước khi mang thai hoặc ngay khi mới mang thai) thường được khuyên chấm dứt thai kỳ.
Tuy nhiên bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, phó chủ tịch hội Phụ sản khoa và sinh đẻ có kế hoạch Việt Nam, chủ tịch hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM cho biết:
“Hàng ngàn thai phụ nhiễm rubella đã phải bỏ thai sau tư vấn của bác sĩ, trong khi chỉ có khoảng 16,5% mang virus rubella thực sự (trẻ ra đời có khả năng mắc hội chứng rubella bẩm sinh) là một thực tế đau xót”.
Do đó, rõ ràng việc tư vấn xử trí phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định thời điểm nhiễm bệnh. Vấn đề khó khăn là khó chẩn đoán chính xác là mẹ chắc chắn bị nhiễm rubella và thời điểm nhiễm là lúc nào.
Chính vì vậy, mẹ bầu cần được xét nghiệm dựa trên phương pháp chẩn đoán thai bị nhiễm thông qua xét nghiệm PCR trên mẫu sinh thiết gai nhau (do có thể thực hiện sớm hơn so với lấy mẫu từ chọc dò ối).
Bài viết liên quan:
Nguy cơ đe dọa tính mạng từ bệnh Kawasaki, hội chứng bệnh có liên quan tới Covid-19
Mút ngón tay, cắn móng tay ở trẻ em có khả năng chống dị ứng cao hơn
Các xét nghiệm cần thiết dành cho mẹ bầu bị nhiễm rubella trước khi mang thai
1. Xét nghiệm sinh thiết gai nhau
Đây là thao tác kỹ thuật áp dụng trong sản khoa bằng cách lấy một mẫu tế bào là phần màng đệm bao bọc quanh phôi thai, còn gọi là gai nhau để tiến hành phân tích và tìm ra những bất thường nhiễm sắc thể hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi như Rubella. Từ đó đánh giá mức độ rủi ro cho thai kỳ, đưa ra giải pháp phòng ngừa/ hạn chế tổn thương cho bé khi sinh ra.
Trong thủ thuật này, sản phụ được gây tê để giảm đau và giảm bớt căng thẳng. Sau thủ thuật sản phụ có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ. Nguy cơ sảy thai của thủ thuật sinh thiết gai nhau vào khoảng 1/500, nghĩa là cứ 500 thai phụ thực hiện thì có 1 trường hợp bị sảy thai.
Vì vậy, trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản, thai phụ sẽ được tham vấn những lợi ích cũng như những bất lợi mà xét nghiệm mang lại.
2. Chọc ối
Để xét nghiệm được Rubella thông qua chọc ối, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch ối (khoảng 1,5 – 2ml) của mẹ mắc Rubella từ sau 5 – 7 tuần kể từ khi có biểu hiện sốt phát ban. Sau đó, các bác sĩ sẽ tách chiết RNA của virus và chạy máy PCR real-time để phân tích kết quả của thai nhi có nhiễm Rubella hay không.
Thời điểm để phát hiện virus Rubella trong mẫu nước ối thai nhi chính là từ khi thai phụ có hiện tượng sốt phát ban, sau 10 ngày thì virus sẽ xuất hiện ở bánh rau, sau từ 35 – 45 ngày sẽ thấy virus trong bệnh nhẩm của thai nhi (máu cuống rốn, dịch ối). Như vậy, cần chọc ối xét nghiệm Rubella tối thiểu từ 5 – 7 tuần tính từ lúc thai phụ có hiện tượng sốt phát ban thì mới có kết quả chính xác.
Kết luận
Như vậy, nếu bị nhiễm rubella trước khi mang thai, việc trước tiên là bạn đừng vội nghĩ đến chuyện bỏ thai. Hãy đi khám và tư vấn với bác sĩ để được làm các xét nghiệm phù hợp, xác định mức độ ảnh hưởng của bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu về hướng chăm sóc thai kỳ an toàn nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!