Bệnh rubella khi mang thai có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng sẽ giảm dần khi tuổi thai càng lớn. Việc điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh rubella khi mang thai có nguy hiểm không
Rubella hay còn gọi là sởi Đức, được xem là một trong các bệnh dễ truyền nhuyễn do virus rubella gây ra. Trong tiếng Latin, Rubella có nghĩa là “chấm đỏ” và bệnh gây ra các nốt phát ban đỏ. Các triệu chứng thường xuất hiện 14 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Phát ban thường bắt đầu trên mặt và di chuyển đến thân và tay, chân. Sau 3 đến 5 ngày, nó mờ dần và biến mất có thể gây ngứa. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
- Đau đầu
- Sốt nhẹ
- Mắt đỏ, viêm
- Viêm dây thần kinh
- Hạch to
- Đau khớp
Đối với phụ nữ đang mang thai, bệnh có thể gây ra nhiều nguy cơ và các biến chứng nguy hiểm bởi đây là đối tượng có sức đề kháng kém, việc điều trị bệnh cũng cần hết sức thận trọng.
Theo các chuyên gia sản khoa, bệnh rubella khi mang thai thường kéo theo những ảnh hưởng sau đối với thai nhi:
1. Với người mẹ mang thai dưới 12 tuần
Trong giai đoạn này, virus gây bệnh có thể qua nhau đến thai nhi gây ra:
- hội chứng Rubella bẩm sinh (HCRBS). HCRBS gồm các dị tật bẩm sinh quan trọng như: mắt (đục thủy tinh thể), tai (điếc), tim mạch, não (tật đầu nhỏ), gan lách to, viêm não màng não, …
- sẩy thai tự nhiên
- thai chết lưu
- thai chậm phát triển
Độ trầm trọng của các dị tật tùy thuộc vào giai đoạn tuổi thai nhiễm virus, nguy cơ này có thể chiếm đến 90% nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kì.
Dựa theo Hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hội sản phụ khoa Canada về Rubella và thai kỳ, cho thấy: nếu nhiễm Rubella ở thời kỳ thai dưới 11 tuần tuổi: nguy cơ chiếm 90 %; thai 11- 12 tuần: nguy cơ chiếm 33%.
Tuy nhiên, mẹ bầu đừng vội nghĩ đến việc bỏ con. Hãy bình tình nghe tư vấn của bác sĩ để có cách xử lý phù hợp.
2. Với người mẹ mang thai từ 12-18 tuần
Ở những tuần thai này, nguy cơ gặp phải các biến chứng như đã nói trên vẫn còn nhưng có thể giảm xuống chỉ còn 11-24%. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất cho các mẹ là bạn không nên quá lo lắng mà cần theo được theo dõi sát sao và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.
3. Từ 18 tuần thai trở đi
May mắn thay là cho đến thời điểm này hầu như chưa ghi nhận có tình trạng nào bị ảnh hưởng từ Rubella. Mẹ bầu có thể an tâm là thai nhi sẽ không gặp phải những biến chứng như đã nói.
Tuy nhiên người mẹ vẫn cần được theo dõi để tránh nhiễm khuẩn cho thai nhi.
Bệnh rubella khi mang thai có cần bỏ thai?
Trước 18 tuần, nguy cơ biến chứng đối với thai nhi là khá lớn. Có bác sĩ khuyên nên bỏ thai khi bị nhiễm Rubella nhưng cũng có bác sĩ khuyên nên giữ thai.
Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phòng khám Quốc tế Victorian cho rằng, lý do có sự trái ngược này vì tùy thuộc vào thời kì thai phụ nhiễm Rubella và thiếu sự cập nhật thông tin giữa bác sĩ với chuyên ngành.
Các thông tin khoa học cập nhật đã cho thấy, thai bị ảnh hưởng hay không còn tùy thuộc vào thời điểm nhiễm rubella. Vì vậy, các nhà sản phụ khoa thường khuyến cáo theo dõi thai đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không bỏ thai.
Mẹ bầu cần được điều trị như thế nào?
Hiện nay, giới y học vẫn chưa cótìm ra thuốc điều trị đặc hiệu đối với rubella và hội chứng rubella bẩm sinh. Nếu trường hợp mẹ bầu mắc phải căn bệnh này và không muốn chấm dứt thai kỳ, thì các bác sĩ có thể tiêm kháng thể gọi là globulin siêu miễn dịch.
Cùng với đó, mẹ bầu cần điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ nhiệt. Giữ ấm, tránh gió, kiêng nước trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin.
Đồng thời thực hiện các xét nghiệm và theo dõi thai kỳ một cách sát sao theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!